Truyện ngắn Nam Cao với giọng trữ tình, thiết tha, sôi nổ

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nam cao (Trang 175 - 187)

CHƯƠNG 3: LỜI VĂN VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

3.2.3.4.Truyện ngắn Nam Cao với giọng trữ tình, thiết tha, sôi nổ

Tìm hiểu cả quá trình sáng tác truyện ngắn trước và sau năm 1945, có thể thấy với các kiểu giọng văn triết lý, suy ngẫm, phẩm bình; giọng văn chua chát, ngậm ngùi, chan chứa yêu thương; giọng văn mỉa mai, châm biếm, hài hước; và giọng văn tự sự lạnh lùng, dửng dưng trở thành những kiểu giọng văn nổi bật trong truyện ngắn Nam Cao trước năm 1945. Đến giai đoạn truyện ngắn sau năm 1945, ta ít khi bắt gặp những sắc thái giọng văn này, mà thay vào đó là một kiểu giọng văn mới rất phù hợp với sự thay đổi nội dung phản ánh và đề tài sáng tác đó là giọng văn trữ tình, thiết tha, sôi nổi thể hiện ở tình cảm yêu thương, thái độ trân trọng và niềm tin tưởng, niềm lạc quan tươi sáng trước những thay đổi lớn lao của cuộc cách mạng dân tộc.

Những truyện ngắn sau năm 1945 của Nam Cao không thực sự đặc sắc về cốt truyện, kết cấu trần thuật cũng đơn giản. Và chủ yếu mạch truyện được triển khai dưới hình thức ghi chép, thuật kể của cái tôi tác giả. Cách mạng tháng Tám đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong cuộc đời và sáng tác của Nam Cao. Ông đã vượt ra khỏi cái không gian làng quê chật hẹp để đến với bao vùng đất xa lạ trong chặng đường mới của cách mạng, nhờ thế Nam Cao có dịp chứng kiến, quan sát, cảm nhận được tất cả những đổi thay đang diễn ra từng ngày từng giờ trong lòng dân tộc. Truyện ngắn của ông ghi chép về những đổi thay trong không khí sôi nổi của những ngày đầu cách mạng (Cách mạng), về chuyện đi Nam trong đoàn quân nam tiến (Đường vô nam) và đặc biệt là những ghi chép trong chiến dịch biên giới (Vui dân công, Ghi chép ở một vùng vừa giải phóng) -

Những ghi chép trên gắn với những chuyến thâm nhập vào thực tế đời sống, những ngày tháng lăn lộn gian khổ với phong trào cách mạng. Ngòi bút của Nam Cao đã miêu tả và khắc họa được nhiều bức tranh sinh động về cuộc kháng chiến của dân tộc ta ở những ngày đầu gian khổ.

Chính việc thay đổi đề tài sáng tác đã qui định cảm hứng chủ đạo của nhà văn nên có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành giọng điệu trần thuật của tác giả. Người đọc dễ dàng nhận ra giọng điệu trữ tình thiết tha, sôi nổi trong những truyện ngắn sáng tác sau năm 1945 của tác giả. Chất giọng trữ tình ấy hòa vào cảm xúc ngợi ca của tác giả khi viết về những đổi thay của quê hương đất nước trong kháng chiến (Đường vô Nam; Trên những con đường Việt Bắc; Từ ngược về xuôi; Bốn cây số cách một căn cứ địch; Vài nét ghi qua vùng vừa giải phóng). Viết về những nam nữ thanh niên xung phong, những dân công, những người yêu nước giàu tinh thần trách nhiệm và hăng hái dũng cảm trong chiến đấu, sẵn sàng hi sinh để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc (Những bàn tay đẹp ấy; Trần Cừ;…).

Giọng điệu trần thuật mang cái chất trữ tình thiết tha sôi nổi của Nam Cao hướng vào phác thảo những bức tranh quê hương đất nước với những đổi thay đáng tự hào:

Đúng như thế thật. Cuộc cách mạng đã đổi hẳn bộ mặt xứ này đi. Đổi cả những con người. Con người mới, tin tưởng ở chính quyền nước mình, tin tưởng ở chính mình và những người sống quanh mình, mất hết cả tính e dè, sợ sệt. Anh ta không còn sợ núi rừng. Tỉnh thành đã trà trộn với thôn quê và miền xuôi đã hòa lẫn cùng miền ngược” (Trên những con đường Việt Bắc). Cách mạng đã đem đến những đổi thay kỳ diệu trong tư tưởng, niềm tin của đồng bào các dân tộc. Họ tin tưởng vào cách mạng, vào cuộc kháng chiến hơn bao giờ hết. Niềm tin đó là sức mạnh để họ trút bỏ tất cả những “e dè, sợ sệt” cố hữu bấy lâu nay. Nam Cao đã nói đến những đổi thay đó bằng một giọng điệu hết sức hồ hởi, phấn khởi và tràn ngập niềm tin yêu.

Nam Cao hướng giọng văn trữ tình phơi phới trong những câu văn giàu hình ảnh tươi sáng mở ra niềm tin yêu chứa chan hi vọng vào con đường Nam tiến. Nam Cao đến với cuộc đời mới với tấm lòng rộng mở và tình yêu thiết tha của nhà văn chiến sĩ trước

những đoàn thanh niên hùng dũng tiến vào Nam. Chứng kiến sự hăm hở của những gương mặt xung phong ra tiền tuyến, nhà văn chiến sĩ Nam Cao xúc động tin tưởng rằng: “Sức sống của dân tộc chúng ta đang độ lớn lên, rất dồi dào. Nay mai, những xiềng xích tháo tung rồi, chúng ta sẽ lớn rất mau và rất mạnh (Đường vô Nam). Nam Cao sử dụng tới ba tính từ (rất dồi dào; rất mau; rất mạnh) trong hai câu văn kết hợp với sự ngắt nhịp ngắn, mạnh giọng văn trở nên sôi nổi hơn khẳng định một sức vươn dậy vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Với kiểu lời văn mang màu sắc giọng điệu trữ tình thiết tha, sôi nổi Nam Cao thường sử dụng khá nhiều tính từ, động từ và những hình ảnh so sánh thể hiện cái dữ dội, mạnh mẽ, chẳng hạn đoạn văn sau: “Cái nghị lực của dân tộc ta là một thứ nghị lực bình tĩnh, lặng lẽ, tiềm tàng. Nó không nổ tung ra một cách ầm ĩ như trái phá, cốt mìn. Nó không chuyển đất trời như núi lửa. Nó là dòng sông cần cù, đêm ngày mài dũa đôi bờ để tạo cho mình một con đường rộng mãi ra, đêm ngày bồi đắp những những cánh bãi phì nhiêu và ngày càng bát ngát. Nó biểu lộ ra ngoài một cách giản dị thản nhiên, gần như không tự biết” (Trên những con đường Việt Bắc). Nam Cao đã sử dụng tới 9 tính từ trong đoạn văn trên (bình tĩnh, lặng lẽ, tiềm tàng, ầm ĩ, cần cù, rộng, bát ngát, giản dị, thản nhiên). Những tính từ đó khi thì được đặt trong câu văn ngắn, khi thì được đặt trong những câu dài dàn trải mênh mang để thể hiện cái nghị lực “gần như không tự biết” nhưng lại rất đỗi phi thường của dân tộc ta. Sử dụng nhiều tính từ trong lời văn trần thuật như vậy, giọng điệu trữ tình vừa thể hiện được cái lắng sâu, giản dị nhưng cũng thể hiện được cái thiết tha sôi nổi trong tình cảm của cái tôi tác giả.

Sống hòa mình vào cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc, Nam Cao chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của toàn dân. Sức mạnh ấy Nam Cao nhìn thấy trong những đoàn quân hào hứng xung phong ra chiến trường; Nam Cao nhìn thấy trong những gương anh dũng như Trần Cừ; nhìn thấy trong những bàn tay đẹp xinh của những người phụ nữ - những bàn tay góp một phần sức mạnh quan trọng cho cuộc chiến. Nam Cao đã ca ngợi các chị bằng một giọng văn cảm phục, thiết tha, trân trọng: “…Và cuộc giải phóng phụ nữ phải do chính bàn tay phụ nữ săn sóc lấy. Đấu tranh không làm mất vẻ dịu dàng. Đôi mắt nảy lửa

phóng vào mặt lũ giặc mọi rợ, dâm cuồng vẫn biết tình tứ với chồng và âu yếm với con.” (Những bàn tay đẹp ấy).

Nam Cao cũng nhìn thấy sức mạnh trong những đoàn dân công và ông không thể kìm nén xúc động trước những hình ảnh: “Cả một thác người đổ xuống, mạnh hơn thác nước. Chúng tôi không thể nào sầu thảm nữa, cũng không thể nào đứng yên trước cửa lều. Thác vui đổ xuống đã làm trời đột nhiên như sáng bừng lên. Màu núi thêm tươi và lòng chúng tôi phấn khởi”. (Vui dân công). Sử những những động từ mạnh kết hợp với những hình ảnh chỉ sự hùng vĩ, tươi sáng Nam Cao đã thể hiện rất sinh động sự hành quân đầy khí thế của những đoàn dân công. Họ tạo ra sức mạnh, cũng tạo ra niềm vui. Họ gieo vào con người ta niềm tin về một ngày mai tốt đẹp sẽ đến trên khắp đất nước kể cả những vùng rừng núi Việt Bắc thật xa xôi.Nam Cao đã nói đến niềm tin ấy bằng một giọng văn sôi nổi mà trìu mến vô cùng.

Niềm tin được thể hiện giản dị nhưng tình cảm của tác giả thì căng tràn và bung ra mạnh mẽ trong từng câu chữ. Nam Cao thường nhắc nhiều đến không khí và khoảng rộng trong những truyện ngắn giai đoạn sau này, dường như ngòi bút của ông đã vượt ra khỏi cái không gian giới hạn chật hẹp, giũ bỏ cái giọng văn đầy uất nghẹn, chua chát, cay đắng để hướng đến một không gian rộng lớn bao trùm mà ở đó giọng văn vút lên tha thiết, sôi nổi. Đó cũng là những nét chuyển biến trong giọng văn trần thuật của truyện ngắn Nam Cao trước và sau năm 1945.

So với truyện ngắn của Thạch Lam, ta sẽ thấy giọng điệu trữ tình trong truyện ngắn Thạch Lam giữ một vị trí chủ đạo chi phối giọng điệu khác trong truyện ngắn của ông. Giọng điệu trần thuật trữ tình trong truyện ngắn Thạch Lam ít có chất sôi nổi, hào hứng mà nó lắng sâu, thâm trầm như những điều trăn trở của tác giả về những mảnh đời, những số phận người cát bụi, nhỏ bé trong xã hội. Ta sẽ thường bắt gặp những giọng trần thuật trữ tình nhẹ nhàng, lắng sâu ở những đoạn miêu tả những sắc thái cảm xúc và những bức tranh thiên nhiên qua sự cảm nhận của nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam. Giọng trữ tình trong truyện ngắn Nam Cao không lắng sâu, nhẹ nhàng như vậy mà nó thiết tha, sôi nổi từ trong cảm xúc. Tất nhiên có sự khác nhau này là bởi có sự khác nhau về điểm nhìn

và nội dung phản ánh khác nhau. Mỗi tác giả đều thể hiện được những phong cách đặc trưng riêng trong giọng điệu trần thuật của mình .

Như vậy, giọng điệu trữ tình, thiết tha, sôi nổi đã trở thành một giọng văn nổi bật của của truyện ngắn Nam Cao sau năm 1945. Ở một số truyện ngắn trước năm 1945 của Nam Cao ta có thể bắt gặp cái giọng điệu sôi nổi được đặt trong lời nói của nhân vật khi nói về những dự định, những tương lai tốt đẹp phía trước. Nhưng nó không trở thành giọng điệu nổi bật để đến sau này khi đề tài, nội dung phản ánh thay đổi Nam Cao đã tìm đến một giọng điệu mới cho phù hợp với sự thay đổi đó. Giọng điệu trữ tình của Nam Cao không đằm sâu và trắc ẩn mà nó tha thiết, sôi nổi, cuốn hút tâm hồn người đọc vào thế giới nhà văn miêu tả, vào niềm tin nhà văn bộc lộ. Cái chất trữ tình giản dị ấy đã trở thành nét riêng trong ngòi bút của nhà văn chiến sĩ Nam Cao. Tìm hiểu giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao trong hai giai đoạn sáng tác này ta sẽ thấy một ngòi bút năng nổ, sáng tạo và nhanh chóng “nhận đường” sáng suốt để không bị hụt hẫng, bế tắc trước sự thay đổi của lịch sử. Đấy cũng là cái chất năng nổ, sôi nổi trong chính con người chiến sĩ Nam Cao - người đã từng “muốn quẳng bút đi mà cầm lấy súng” để xung phong ra đầu trận tuyến.

Tiểu kết

Lời văn và giọng điệu trần thuật có thể nói là những yếu tố giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong truyện ngắn Nam Cao. Với sự đa dạng, phong phú trong lời văn và giọng điệu trần thuật, Nam Cao đã định hình cho mình một phong cách truyện ngắn rất riêng so với các nhà văn viết theo khuynh hướng hiện thực cùng thời.

Đọc truyện ngắn Nam Cao, ta nhận thấy ở ông một ý thức sáng tạo rất mạnh mẽ kết hợp với một cái tâm thực sự nhân đạo trong ngòi bút để ông cho ra đời những truyện ngắn xúc động lòng người ở nhiều góc cạnh đa chiều của cuộc sống từ những hiện thực tầm thường, vụn vặt. Nam Cao đã viết thành công nhiều truyện ngắn bằng cách sử dụng và phối hợp linh hoạt các dạng lời văn khác nhau trong cùng một truyện kể. Sự kết hợp các dạng lời văn này ta thường bắt gặp trong những truyện ở giai đoạn trước năm 1945 của Nam Cao. Ở giai đoạn này, lời văn trực tiếp của tác giả (lời trữ tình ngoại đề) mang tính

chất triết lý góp phần làm cho truyện ngắn của Nam Cao mang đậm tính chất hàm súc, giàu ý nghĩa. Tác giả bên cạnh hé lộ cho người đọc những thái độ, suy ngẫm, phẩm bình của chính mình còn định hướng cho người đọc cách tiếp cận tác phẩm từ những chiều kích ý nghĩa mà tác giả muốn người đọc hướng tới.

Lời văn trực tiếp của nhân vật qua những đoạn đối thoại với các nhân vật khác và đối thoại với chính mình cũng được Nam Cao chú ý sử dụng. Tuy nhiên, kiểu lời văn trần thuật nửa trực tiếp kết hợp với lời nội tâm của nhân vật được Nam Cao đặc biệt chú ý và sử dụng nhằm khắc họa nhân vật từ nhiều khía cạnh khác nhau. Nhân vật tự bộc lộ mình và hiện hình qua sự đánh giá, nhận xét của người kể chuyện. Cũng qua dạng lời văn độc thoại và đối thoại nội tâm, nhân vật thể hiện phần tâm linh thật nhất trong con người của mình qua sự tự ý thức, tự đánh giá của mình.

Ở giai đoạn sáng tác sau năm 1945, lời văn trong truyện ngắn Nam Cao tuy không thực sự là đối tượng nổi bật góp phần tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn trong truyện ngắn Nam Cao, nhưng người đọc bắt gặp sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức của cái tôi tác giả trước sự thay đổi của hiện thực đời sống cách mạng. Lời văn trong những sáng tác giai đoạn này chủ yếu là lời văn gián tiếp một giọng thể hiện qua giọng kể của chính cái tôi nhà văn để khắc họa chân thực những đổi thay mạnh mẽ, những bức tranh tâm trạng của chính tác giả trước biết bao sự kiện của lịch sử đang từng ngày, từng giờ làm đổi thay diện mạo của đất nước trong cuộc kháng chiến trường kỳ.

Đi liền với các dạng lời văn trần thuật là giọng điệu trần thuật. Nhân vật nào, giọng điệu ấy, truyện ngắn Nam Cao đã có một sự phức hợp về giọng điệu trần thuật. Sự phức hợp này được tạo nên bởi tính nhiều giọng kết hợp trong cùng một truyện ngắn. Đọc truyện ngắn Nam Cao, nếu chú ý phân tích kỹ ra ta sẽ bắt gặp rất nhiều sắc thái giọng điệu trong truyện ngắn của ông, từ giọng điệu trần thuật của cái tôi tác giả, của người kể chuyện và của chính nhân vật. Ta sẽ bắt gặp trong truyện ngắn Nam Cao một giọng văn đậm chất triết lý, suy ngẫm, phẩm bình đi kèm với giọng văn lạnh lùng, dửng dưng, tàn nhẫn mà qua chính giọng văn này nhiều người đánh giá giọng văn lạnh lùng đã trở thành giọng văn chủ đạo trong truyện ngắn Nam Cao. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng chính

giọng điệu chua chát, chan chứa yêu thương và nỗi niềm ngậm ngùi chua xót mới chính là giọng văn chủ đạo chi phối các giọng điệu khác trong tác phẩm.

Giọng văn mỉa mai, châm biếm, hài hước cuối cùng cũng hướng tới bộc lộ cái phần trăn trở, suy ngẫm và xót xa trong lòng tác giả. Nó có tính chất lạnh lùng, tàn nhẫn trong đó, nhưng Nam Cao không chọn nó đơn thuần chỉ để bộc lộ thái độ mỉa mai, hài hước của mình mà ông muốn hướng con người đến cái chân, cái thiện, cái đẹp bên trong những điều tưởng chừng chỉ toàn những điều xấu xa, bỉ ổi và đáng cười.

Giọng văn trữ tình, thiết tha, sôi nổi trở thành giọng văn chủ đạo trong những sáng tác giai đoạn sau năm 1945 của Nam Cao. Trong giọng văn đó người đọc hiểu được tất cả những sự trân trọng, ngợi ca của tác giả trước những đổi thay lớn lao của cách mạng. Nam Cao đã sử dụng giọng văn này để ngợi ca tất cả những vẻ đẹp của người lính, người vệ quốc quân, những người dân quân, ngợi ca những gương chiến đấu anh hùng và tinh thần dũng cảm của những người con yêu nước. Đồng thời, Nam Cao cũng thể hiện xúc động niềm tin phơi phới của mình vào tương lai thắng lợi của quê hương, đất nước.

KẾT LUẬN

Sau 60 mươi năm kể từ khi trái tim của tác giả Chí Phèo ngừng đập, những đứa con tinh thần của ông để lại vẫn khiến người ta trăn trở và nghĩ về ông với một niềm yêu

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nam cao (Trang 175 - 187)