Sự phức hợp giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nam cao (Trang 160 - 161)

CHƯƠNG 3: LỜI VĂN VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

3.2.3.Sự phức hợp giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao

Sắc thái giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao khá phong phú và đa dạng. Mỗi truyện ngắn có thể có sự kết hợp nhiều sắc thái giọng điệu khác nhau và luôn biến đổi linh hoạt, nói như quan niệm của Phùng Quí Nhâm nó là “sự ngân vang nhiều sắc điệu, nhiều tầng bậc về giọng điệu” tùy thuộc vào kết cấu, cốt truyện, cách tổ chức tình huống và nội dung phản ánh của tác phẩm.

Sực phức hợp giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao một phần được tạo ra do tính nhiều giọng trong truyện ngắn của ông qui định. Tính nhiều giọng theo Nguyễn Thị Dư Khánh đó là sự “dung nạp tiếng nói đa dạng khác nhau của các loại nhân vật trong tác phẩm”. Quả vậy, có bao nhiêu nhân vật trong tác phẩm thì có bấy nhiêu giọng điệu khác nhau. Ngay cả khi nhân vật đối thoại hay độc thoại nội tâm thì ở đó cũng có sự đan xen nhiều giọng điệu khác nhau. Truyện ngắn Nam Cao có nhiều truyện được kể dưới ngôn ngữ của một nhân vật, nhưng trong đó ta vẫn bắt gặp sự thể hiện khá nhiều giọng điệu trần thuật khác nhau của nhân vật tôi - cũng là người kể chuyện như ở Điếu văn; Mua nhà; Những truyện không muốn viết,… Ở ngôn ngữ người kể chuyện, ta cũng dễ dàng nhận ra tính nhiều giọng thể hiện ở sự thay đổi điểm nhìn của người kể chuyện. Người kể chuyện có thể thay đổi giọng điệu trần thuật từ lạnh lùng tàn nhẫn, yêu thương căm giận, mỉa mai châm biếm, hay trữ tình thiết tha sôi nổi. Tùy vào đối tượng, sự kiện và thái độ mà người kể chuyện bộc lộ giọng điệu trần thuật của mình. Khi thì giọng điệu trần thuật của người kể chuyện thường tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt trong giọng kể của mỗi nhà văn. Người ta dễ dàng nhận ra giọng văn trần thuật hài hước, trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, giọng văn trữ tình nhẹ nhàng lắng sâu trong truyện ngắn Thạch Lam. Nhìn chung giọng văn trần thuật của người kể chuyện sẽ tạo ra nét độc đáo riêng biệt trong giọng kể của nhà văn này so với nhà văn khác.

Truyện ngắn của Nam Cao thường dùng lối trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật. Trong đó có sự tham gia của cả chủ thể trần thuật. Trong quá trình phát triển của truyện còn có sự dịch chuyển điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật khác, thậm chí di chuyển

điểm nhìn từ người kể chuyện sang nhân vật hoặc ngược lại. Truyện ngắn của Nam Cao xuất hiện khá nhiều giọng văn trần thuật hấp dẫn kết hợp từ giọng văn của cái tôi tác giả

(thể hiện trong những lời trữ tình ngoại đề), giọng văn của chủ thể trần thuật (qua những

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nam cao (Trang 160 - 161)