Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm nhìn tập trung bên trong

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nam cao (Trang 52 - 60)

CHƯƠNG 1: CHỦ THỂ TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

1.2.1.2. Truyện ngắn Nam Cao với chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm nhìn tập trung bên trong

điểm nhìn tập trung bên trong

Trong số 36/55 truyện ngắn khảo sát được trần thuật ở ngôi thứ ba, (xem phụ lục: Bảng thống kê các hình thức của chủ thể trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao) thì đã có 13 truyện ngắn được trần thuật ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên trong. Đó là chưa kể một số truyện ngắn được kể theo điểm nhìn bên trong, nhưng có sự phối hợp nhiều điểm nhìn khác nên người viết tách ra thành dạng trần thuật theo điểm nhìn phức hợp. Dạng trần thuật này chiếm phần lớn là ở những truyện ngắn Nam Cao sáng tác trước cách mạng tháng Tám. Điều đó cho thấy, dạng trần thuật theo điểm nhìn bên trong cũng chiếm một ưu thế không nhỏ trong truyện ngắn Nam Cao. Chứng tỏ một điều truyện ngắn Nam Cao phần nhiều thuộc truyện ngắn tâm lý. Giải thích vì sao kết cấu truyện ngắn Nam Cao được đánh giá là thuộc kiểu kết cấu tâm lý nhiều hơn.

Theo lý thuyết tự sự, chủ thể trần thuật ngôi thứ ba theo điểm nhìn tập trung bên trong là hình thức tự sự mà người kể chuyện lấy thế giới nội tâm của nhân vật làm chỗ đứng để kể chuyện, người kể chuyện nhìn các sự vật, hiện tượng bằng con mắt của nhân vật, suy nghĩ, đánh giá của nhân vật. Dòng suy nghĩ, ý thức của nhân vật trở thành nguồn mạch xuyên suốt, dẫn dắt câu chuyện. Trong truyện kể ngôi thứ 3 theo điểm nhìn bên trong, do có sự hạn chế của người kể chuyện trong một phạm vi ý thức chủ quan nào đó nên người đọc sẽ cảm nhận khá rõ sự can thiệp của người kể chuyện. Do vậy, trong tác phẩm cũng thường xuyên xuất hiện hiện tượng lời người kể, xen lẫn lời nội tâm của nhân vật, hay ta còn gọi là độc thoại nội tâm. Câu chuyện có thể được kể từ điểm nhìn của nhân vật, cũng có thể được kể bằng sự kết hợp giữa hai điểm nhìn của nhân vật và người kể chuyện. Người kể chuyện với nhân vật mang điểm nhìn không phải là một, nhưng khoảng cách giữa chúng lại rất gần, dường như có những lúc lại trở thành thể thống nhất. Hai điểm nhìn đó bổ sung cho nhau, phối hợp lẫn nhau để làm nổi bật ý tình của truyện.

Khảo sát toàn bộ truyện ngắn Nam Cao có thể thấy những truyện tiêu biểu cho dạng thức trần thuật này như: Cái chết của con mực; Nhìn người ta sung sướng; Đòn chồng; Giăng sáng; Đón khách; Một truyện Xúvơnia; Một bữa no; Sao lại thế này?; Cười; Quên điều độ; Nước mắt; Xem bói (Sáng tác trước cách mạng); Đợi chờ (Sáng tác sau

cách mạng)

Bất kỳ một tác phẩm tự sự nào khi câu chuyện được kể từ điểm nhìn cố định của một nhân vật trong tác phẩm thì đó chính là hình thức tự sự theo điểm nhìn tập trung bên trong. Truyện ngắn Nam Cao xuất hiện không ít những tác phẩm theo dạng thức như vậy. Trong đó nhân vật mang điểm nhìn thường là nhân vật chính trong truyện. Người kể chuyện dựa vào cảm nhận, suy nghĩ, phạm vi ý thức của nhân vật về thế giới xung quanh để kể câu chuyện. Khoảng cách giữa người kể chuyện với nhân vật này rất gần anh ta, hiểu biết nhân vật như chính nhân vật hiểu biết về nó. Chính vì vậy mà điểm nhìn và góc quan sát của người kể chuyện cũng hạn chế theo điểm nhìn của nhân vật. Những truyện như: Nhìn người ta sung sướng; Giăng sáng; Xem bói là những truyện kể tiêu biểu cho dạng này. Đó là dạng trần thuật mà tác giả Đinh Trọng Lạc đã nói: “Người trần thuật tách

mình ra diễn biến câu chuyện, dẫn dắt câu chuyện từ ngôi thứ ba, nhưng đến lúc nào đó để cho sự tường thuật sinh động lại ủy thác câu chuyện cho một nhân vật, để cho nhân vật nói năng y nguyên như cuộc sống thực” [59; 170]

Trong Giăng sáng, chủ thể trần thuật song hành cùng nhân vật Điền kể lại câu chuyện. Nhưng xuyên suốt câu chuyện ta thấy chủ thể trần thuật luôn nhập vào nhân vật, và thuật kể theo điểm nhìn của nhân vật Điền. Những suy nghĩ, trăn trở của Điền về cuộc sống xung quanh, về gia đình, vợ con, về nghề văn được chủ thể trần thuật khéo léo kể lại qua những dạng độc thoại nội tâm của Điền. Đã có lúc chủ thể trần thuật đứng tách mình ra hướng điểm nhìn vào tâm trạng của Điền, có lúc lại đứng cùng điểm nhìn của Điền để thuật kể, để lý giải những bức bối khó chịu vì cuộc sống áo cơm ghì sát đất mộng văn chương của chàng. Ta hãy xem đoạn văn dưới đây:

“Đã có một thời, Điền chăm chỉ đọc sách, viết văn. Điền náo nức muốn trở nên một văn sĩ. Điền nguyện sẽ cam chịu tất cả những thiếu thốn, đọa đầy mà văn nhân nước mình phải chịu. Điền vẫn thường bảo với một người bạn cùng chí hướng: Điền sẵn lòng từ chối một chỗ làm kiếm nổi mỗi tháng hàng trăm bạc, nếu có thể kiếm được năm đồng bạc về nghề văn…Nhưng viết luôn mấy năm trời, Điền chẳng kiếm được đồng nào. Trong khi ấy

Điền vẫn phải ăn. Nhà Điền kiết xác xơ” (Giăng sáng)

Chủ thể trần thuật vào vị trí của nhân vật Điền để cảm nhận và trần thuật. Nhiều từ ngữ chỉ cảm giác và suy nghĩ được sử dụng trong quá trình người kể chuyện dõi theo thế giới tâm tưởng của nhân vật như tự nhận thức, cảm thấy, yêu thích, sung sướng hay đau khổ điều gì đó. Điền đang hồi tưởng về những ước vọng ngày xưa mà xót xa cho thực tại khi anh không thể hoàn toàn thực hiện cái “mộng văn chương” mà anh hằng theo đuổi. Có một ai đó đang quan sát Điền và thấu hiểu được những tâm tư của chàng và kể lại những điều ấy cho bạn đọc, một ai đó chính là chủ thể trần thuật có điểm nhìn toàn tri trong câu chuyện. Mạch truyện cứ thế phát triển theo hướng đó, vẫn là chủ thể trần thuật trao quyền trần thuật cho Điền, vì thế sự bộc lộ những trạng thái cảm xúc của Điền trở nên hết sức tự nhiên. Điền cứ lặng lẽ quan sát cái cuộc sống chộn rộn toàn những lo lắng tủn mủn, và Điền nhìn vào chính mình, anh cảm thấy xót xa khi nghĩ rằng: “Điền thấy cái đời tình

cảm của Điền thiếu thốn. Điền không được yêu ai. Còn sống trong cái gia đình này mãi, giữa những lo lắng nhỏ nhen này mãi, lòng Điền sẽ cạn. Cạn luôn cả nguồn thơ quí báu, mà Điền ao ước có ngày lại khơi”

Chủ thể trần thuật cứ để cho nhân vật soi rọi vào tận những ngõ ngách tâm can mình, để chất vấn, để dằn vặt, để đau xót, để suy tư bằng những hình thức độc thoại nội tâm. Đã có lúc cuộc sống bức bách hiện thời khiến Điền trở nên ngột ngạt và anh muốn thoát ra khỏi đó để tìm nguồn hứng viết. Nỗi lo sợ, thắc thỏm cuộc sống hiện thời có thể làm mai một nguồn hứng văn chương trong lòng Điền, càng khiến Điền dồn nén bao uất ức: “Một nỗi chua xót gần như là thể chất, ứ lên trong lòng Điền. Nó dâng lên đến cổ, xông lên óc. Nước mắt Điền ứa ra”.

Trong truyện này chủ thể trần thuật tỏ ra thấu hiểu nhân vật nhiều nhất và có khả năng lột tả những tầng bậc sâu xa trong tâm hồn Điền. Nhưng người kể chuyện không phải là người tường tận mọi sự mà chỉ kể những gì nằm trong tầm quan sát, phạm vi của nhân vật mà thôi. Điểm nhìn của chủ thể trần thuật giới hạn trong điểm nhìn của nhân vật Điền. Với hình thức tự sự này, người kể chuyện chủ yếu khai thác khía cạnh chủ quan của tâm lý nhân vật, nhưng bên cạnh đó anh ta vẫn có thể tách mình ra khỏi nhân vật để thuật tả các sự vật, sự kiện hoặc đưa ra những chỉ dẫn cho câu chuyện của mình. Vẫn tiếp tục mạch nguồn kể, lời kể là của chủ thể trần thuật nhưng giọng điệu và ý thức trong lời nói đã thuộc về nhân vật rồi. Như vậy từ điểm nhìn khách quan bên ngoài, chủ thể trần thuật đã nhập vào điểm nhìn của Điền để kể lại tất cả câu chuyện. Cách trần thuật này góp phần thể hiện rõ những rắc rối trong mâu thuẫn nội tâm của Điền, lý giải sinh động quá trình đấu tranh tư tưởng của Điền giữa việc thoát ly để thực hiện mộng văn chương, hay là cứ sống giữa những “vang động của đời” ấy để mở hồn ra mà viết, để mà tiếp tục cái sự nghiệp “nghệ thuật vị nhân sinh”? Chính sự đấu tranh giằng xé quyết liệt ấy đã khiến người trí thức như Điền nhận thức được chức năng đích thực của người cầm bút.

Như vậy, bên cạnh vai trò thuật kể, chủ thể trần thuật ở dạng này còn có nhu cầu được đồng cảm, thấu hiểu và sẻ chia với nhân vật ở một phương diện, một hiện tượng thuộc mảng hiện thực nào đó trong cuộc sống. Chủ thể trần thuật có điều kiện thuận lợi để

di chuyển điểm nhìn khách quan của người trần thuật sang điểm nhìn nội quan của nhân vật trong câu chuyện kể. Khoảng cách giữa chủ thể trần thuật và nhân vật đôi khi được thu hẹp một cách tối đa. Tuy nhiên, cần lưu ý ở dạng này chủ thể trần thuật và nhân vật vẫn không phải là một mặc dù đôi khi điểm nhìn có vẻ như trùng khít với nhau.

Trong truyện ngắn Nhìn người ta sung sướng, chủ thể trần thuật đôi lúc tách ra để kể, nhưng có lúc lại hòa nhập vào điểm nhìn của Ngạn hoặc bà Ngạn để điều khiển diễn biến câu chuyện. Chủ thể trần thuật đã trao điểm nhìn và gần như hóa thân vào hai nhân vật này để kể kết hợp với lời trần tình tự bộc lộ con người bên trong nhân vật. Đọc truyện chúng ta có cảm giác lời người kể chuyện lúc đứng ngoài thuật truyện và lời người kể chuyện khi nhập hẳn vào nhân vật để bộc bạch, giãi bày, nên về mặt câu chữ lời trần thuật vẫn là của chủ thể trần thuật nhưng suy nghĩ, tâm lý, cảm xúc là của chính nhân vật.

Dòng cảm xúc bất chợt của Ngạn khi nghĩ về Trinh cho người đọc hiểu thêm một mối hoài nghi, thất vọng và cả sự đau đớn của Ngạn trong tình yêu khi ba năm sống trong tình yêu ảo tưởng để cuối cùng nhận lại là những triết lý suông nhạt nhẽo. Khi trở về nhà Ngạn lại buồn vì nỗi than thở kinh niên của bà ngoại. Chủ thể trần thuật hóa thân vào điểm nhìn của Ngạn hướng tới điểm nhìn tiêu điểm hóa là bà ngoại. Riêng ở phần đoạn kết chủ thể trần thuật lại hòa nhập vào điểm nhìn của bà Ngạn để kể. Sự kết hợp lời văn nửa trực tiếp ở đoạn văn này đem lại một giọng điệu tự nhiên và rất hợp khi đặt vào điểm nhìn của bà Ngạn – một người luôn cảm thấy khó chịu khi “nhìn người ta sung sướng”. Mỗi một lời trong thư của Ngạn được bà cụ nhắc lại bằng một thái độ dằn dọc và xen lẫn những suy nghĩ hằn học mà nhà văn đã rất khéo để chủ thể trần thuật trao quyền trần thuật cho bà Ngạn

Một truyện khác tương tự như dạng thức trần thuật trên, ở “Xem bói”, tác giả để cho nhân vật hắn dẫn dắt câu chuyện, đặt điểm nhìn vào nội tâm của nhân vật này. Tất cả những cảnh vật hiện ra trước mắt “hắn”, cái cảm giác đói lả, bộ dạng của lão thầy bói, cái ảo tưởng về tương lai, và cả những hành vi, tính cách, suy nghĩ của người vợ được trần tình ra dưới cái nhìn của nhân vật “hắn”:

Thì là hắn! Ai mà giận được con mẹ ấy! Nó nói nghe tức thật: thật cứ ngang như cua, nhưng cái nết làm, cách ăn ở với chồng con với hàng xóm, láng giềng, thì thật không chê trách được. Không có nó hết lòng chạy chữa, hắn chết tám đời rồi, đâu còn sống được đến bây giờ? ”

Như vậy là với cách trần thuật trên có thể thấy Nam Cao đã để chủ thể trần thuật trao điểm nhìn cho nhân vật bằng thủ pháp độc thoại nội tâm rất tài tình. Chính điều này sẽ tạo hiệu quả tích cực để Nam Cao phát huy một sở trường xây dựng truyện ngắn bằng sự vận dụng tối đa hiệu quả của đường dây tâm lý trong việc xây dựng nhân vật.

Một đặc điểm nữa của dạng thức chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm nhìn bên trong đó là người kể chuyện ngôi thứ ba không giành hết quyền kiểm soát bằng cái nhìn toàn tri “biết tuốt” của mình.Nam Cao đã kết hợp khéo léo sự trần thuật của chủ thể trần thuật và nhân vật trong cùng một câu chuyện kể, tạo nên một chỉnh thể truyện ngắn hấp dẫn nhờ có sự luân phiên trao đổi điểm nhìn giữa các nhân vật trong chuyện kể hết sức linh động. Không những thế, đôi khi chủ thể trần thuật “lờ” đi, để các nhân vật tự bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng của mình. Nhờ thế mỗi nhân vật sẽ được soi chiếu dưới nhiều góc nhìn khác nhau trở nên sinh động, tự nhiên hơn trong lòng độc giả. Những tác phẩm như: Cái chết của con mực; Đòn chồng; Đón khách; Đợi chờ; Cười; Quên điều độ; Nước mắt; Một truyện Xúvơnia; Một bữa no; Sao lại thế này? là những truyện nằm trong dạng thức trần thuật này. Mà đặc điểm của nó là: “Người tường thuật một mặt cố tách mình ra khỏi câu chuyện, nhưng mặt khác khi cần thiết lại hòa nhập mình với nhân vật để phơi bày toàn bộ thế giới nội tâm của con người”[59; 168]

Đón khách, chủ thể trần thuật đã có những lúc tách hẳn ra để nhân vật tự điều khiển diễn biến truyện bằng những đoạn hội thoại giữa Sinh và bà đồ Cảnh, hay giữa ông, bà đồ Cảnh. Nhưng đến khi cần làm sáng tỏ điều suy nghĩ nào đó của nhân vật thì chủ thể trần thuật lại nhập vào dòng suy nghĩ của nhân vật để kể. Chẳng hạn, sau đoạn hội thoại chốt lại cái trò đùa trâng tráo đầy độc ác của Sinh, ông đồ Cảnh không nói được điều gì ngoài sự ngậm ngùi đầy chua chát: “Phải, phải, bà đồ ạ! Nhưng mà…Nhưng mà cả bát họ tiêu vào cái Tết!...Ông đồ lại nghẹn thêm cái nữa. Đôi mắt ông ầng ậng nước. Ông đã

nhìn trước thấy con gái ông sau cái Tết này, đem cái thắt lưng và cái yếm là còn mới nguyên dạm bán cho hết người này, người nọ để lấy tiền đóng họ cho nhà lý Vinh…”.

Tương tự, trong Cười chủ thể kể chuyện cũng thường xâm nhập vào những suy tưởng của nhân vật để khai thác thấu đáo các khía cạnh tâm lý, tình cảm sâu kín của nhân vật. Nhân vật “hắn” - một anh chàng luôn tìm đến những điều hài hước để giải tỏa tâm lý mỗi khi bực bội trong người. Chủ thể trần thuật đã để anh phân tích khá cặn kẽ cái tai hại của việc bực tức đối với sức khỏe con người, cũng để anh bày tỏ những bức xúc đối với vợ con. Lúc này chủ thể trần thuật vẫn giữ vai trò kể nhưng điểm nhìn đã trùng khít với điểm nhìn của “hắn”: “Con hắn với vợ hắn không hiểu thế. Con thì hơi một tí đã nhè mồm ra khóc. Vợ thì động thấy con khóc đã quát tháo, rủa con và rủa luôn kiếp mình. Mỗi lần thế hắn khổ hơn bị người ta chặt cổ. Hắn muốn đập cái gì cho đỡ tức. Nhưng đập ra thì chỉ thiệt”

Cũng trong truyện này, ở khúc cao trào hai vợ chồng “hắn” cãi nhau, chủ thể trần thuật không hề can thiệp vào câu chuyện hoàn toàn khách quan đứng ngoài kể lại cuộc cãi vã hết sức sống động, nhưng sau đó xuất hiện sự đánh giá của chủ thể trần thuật hướng đến tình cảm của đôi vợ chồng kia “ngoài những lúc cãi nhau họ là cặp vợ chồng rất tốt”, lại cũng liền sau đó, chủ thể trần thuật lại nhập thân vào nhân vật “hắn” để giải thích cái nguyên nhân vì sao hai vợ chồng hắn cãi nhau và cũng là để “giải uất” trong người. Ở đây, sự thay đổi điểm nhìn liên tục đã cho thấy một cách “bày binh bố trận” điểm nhìn

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nam cao (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)