Khái quát chung về giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nam cao (Trang 158 - 160)

CHƯƠNG 3: LỜI VĂN VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO

3.2.2. Khái quát chung về giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao

Cao

Bất cứ một nhà văn nào, khi đã định hình phong cách sáng tạo, đều ít nhiều thể hiện được một chất giọng đặc trưng trong tác phẩm của mình. Sự thể hiện giọng điệu rõ rệt dễ thấy xuất hiện trong sáng tác của lớp nhà văn hiện thực trước năm 1945 như Nguyên

Hồng, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Tô Hoài,…và dĩ nhiên, Nam Cao - đại biểu xuất sắc đánh dấu sự chấm dứt của trào lưu văn học hiện thực phê phán ở Việt Nam cũng để lại những dấu ấn nổi bật trong giọng điệu trần thuật ở những sáng tác truyện ngắn của ông. Sau giai đoạn 1945, Nam Cao tìm đến nội dung phản ánh mới, chất giọng thể hiện trong đó cũng thay đổi theo điểm nhìn và hiện thực được nói đến.

Cùng phản ánh hiện thực nông thôn trước cách mạng, cùng lên án xã hội thực dân nửa phong kiến và bọn quan lại tay sai, ta tìm thấy ở Nguyễn Công Hoan một giọng văn trào lộng, hài hước nhiều khi cay độc, ở Ngô Tất Tố một thái độ lạnh lùng bên ngoài nhưng ẩn chứa một giọng văn tha thiết yêu thương ở bên trong. Nếu giọng điệu nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan là giọng châm biếm, hài hước nhằm phê phán sự lố bịch, giả dối của xã hội thực dân phong kiến, giọng điệu nghệ thuật của Nguyên Hồng là giọng cảm thương thống thiết trước sự thống khổ của kiếp người, ở Tô Hoài là giọng dí dỏm, hài hước, giọng suồng sã tự nhiên và giọng trữ tình bàng bạc chất thơ, ở Thạch Lam, Thanh Tịnh là giọng nhỏ nhẹ, tâm tình, đằm thắm thì chất giọng trong truyện ngắn Nam Cao là giọng đắng cay chua chát trước những bi kịch của con người bị cái đói, bị cơm áo ghì sát đất, đôi khi đánh mất cả nhân phẩm.

Tìm hiểu giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi sẽ tìm hiểu giọng điệu từ cái tôi tác giả, từ chủ thể trần thuật và nhân vật. Sở dĩ tách bạch ra như vậy, chúng tôi nhằm mục đích khai thác đầy đủ chất giọng được thể hiện trong truyện ngắn Nam Cao, khai thác giọng điệu ở nhiều góc độ, nhiều chiều kích khác nhau xuất phát từ điểm nhìn trần thuật của nhiều đối tượng, chứ không chỉ nghiêng về phân tích giọng điệu trần thuật của riêng nhân vật như nhiều người đã làm trước đây. Nghiên cứu lời văn trong trong truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi tìm thấy lời văn của cái tôi tác giả, của chủ thể trần thuật và của nhân vật. Vì vậy, giọng điệu trong đó cũng được bộc lộ rõ nét từ giọng của cái tôi tác giả, giọng của chủ thể trần thuật đến giọng của nhân vật.

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nam cao (Trang 158 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)