Truyện ngắn Nam Cao với loại hình cốt truyện sự kiện, hành động.

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nam cao (Trang 105 - 111)

CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN GẮN NAM CAO

2.2.2.1. Truyện ngắn Nam Cao với loại hình cốt truyện sự kiện, hành động.

trong một tác phẩm”. Như thế, khái niệm cốt truyện theo truyền thống và theo nghĩa khái quát nhất hiện nay thì sự kiện và hành động giữ vai trò quan trọng, thiết yếu, sự kiện luôn gắn liền với hành động, là những yếu tố chính để tạo nên cốt truyện. Và hầu như đa số các cốt truyện đều đi sâu khai thác những xung đột khác nhau của đời sống.

2.2.2. Những đặc sắc về cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao

Truyện ngắn 1930 – 1945 khá đa dạng, nổi bật với những tác giả như Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Tô Hoài, Bùi Hiển,... Những cốt truyện đầy kịch tính của Nguyễn Công Hoan đem lại cho người đọc những hứng thú hấp dẫn thì những cốt truyện bề ngoài có vẻ không có chuyện gì lớn lao nhưng thật ra rất căng thẳng về mặt xung đột nội tâm kiểu truyện ngắn của Nam Cao lại có một sự cuốn hút riêng đối với người đọc. Cho nên không thể đề cao những cốt truyện nhiều sự kiện mà hạ thấp những cốt truyện tâm lý ít sự kiện hành động xung đột như vậy. Trên cơ sở đó, chúng tôi phân loại truyện ngắn Nam Cao thành hai loại hình cốt truyện cơ bản.

2.2.2.1. Truyện ngắn Nam Cao với loại hình cốt truyện sự kiện, hành động. động.

Truyện ngắn Nam Cao sớm được đánh giá là cốt truyện ít sự kiện, “cốt truyện không gay cấn” (Vũ Khắc Chương), tuy nhiên cần nhận thấy Nam Cao cũng có không ít truyện ngắn đã vinh danh tên tuổi của ông bằng chính những truyện có cốt truyện đan cài các sự

kiện, hành động. Nhiều truyện của ông có cốt truyện không hề thưa vắng, yếu thế về mặt sự kiện, mâu thuẫn và hành động nhân vật.

Loại hình cốt truyện sự kiện, hành động là loại cốt truyện mà trục vận động của nó là các sự kiện, biến cố. Nó thiên về những xung đột, mâu thuẫn, tác động giữa các nhân vật. Thường là các xung đột bên ngoài, xung đột xã hội. Thông thường các nhà văn khi xây dựng một cốt truyện sự kiện thường chú ý đến quá trình vận động của một xung đột nên tổ chức các thành phần của cấu trúc cốt truyện gồm những bước phát triển có mở đầu, thắt nút, phát triển và vươn tới cao điểm. Tuy nhiên, không phải mọi truyện ngắn đều được sáng tác tuân thủ theo tuần tự các thành phần trên mà đôi khi nó có thể thiếu một trong những thành phần đó. Nhưng không phải vì thế cốt truyện kém đi sức hấp dẫn mà đó là những cách tổ chức cấu trúc cốt truyện có dụng ý của nhà văn. Như vậy, ở kiểu cốt truyện mà hành động bên ngoài chiếm ưu thế thì chủ yếu xây dựng trên các “đột biến” trên các tiến trình sự kiện, sự va chạm giữa các tính cách, hành động của nhân vật.

Khảo sát 55 truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi tạm chấp nhận có khoảng 33 truyện ngắn được xây dựng theo mô hình cốt truyện sự kiện, hành động cả trước và sau năm 1945. Trong đó có thể phân ra thành hai loại cốt truyện chủ yếu: Loại cốt truyện có tuyến sự kiện, hành động đơn giản, mâu thuẫn tập trung, cao trào được đẩy lên nhanh và hầu như được xây dựng đầy đủ 5 phần theo kiểu cốt truyện truyền thống. Loại cốt truyện có nhiều tuyến sự kiện, hành động phức tạp đan cài. Truyện ngắn Nam Cao một phần thành công ở loại cốt truyện thứ hai này.

Ở loại cốt truyện có nhiều tuyến sự kiện, hành động phức tạp đan cài có thể kể đến các truyện như: Nửa đêm; Chí Phèo; Lang Rận…đều là những truyện viết về đề tài nông dân. Ở đó có sự tham gia của rất nhiều tuyến sự kiện với nhiều nhân vật khác nhau. Từ đó tạo nên tính phức hợp trong loại cốt truyện sự kiện.

Chí Phèo có thể coi là một điển hình về truyện ngắn của Nam Cao đặc sắc về cốt truyện sự kiện, hành động. Truyện ngắn này phát triển đầy đủ qua 5 phần: Trình bày, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, kết thúc. Tuy nhiên, ở Chí Phèo trật tự của phần 1 và 2 đã được đảo ngược tạo nên cho câu chuyện một mâu thuẫn căng thẳng ngay từ đầu. Ở phần trình

bày, Nam Cao miêu tả tỉ mỉ từ lai lịch của Chí cho đến lúc đi ở đợ cho nhà Bá Kiến. Nhờ phần trình bày này mà ta hiểu cái khát khao muốn được làm người lương thiện của Chí ở cuối truyện. Phần thắt nút của câu chuyện mở ra xung đột của Chí Phèo với Bá Kiến bắt đầu từ cái ghen xa xôi của cụ Bá - một kẻ tiêu biểu cho bọn cường hào trong xã hội thực dân phong kiến. Trong khi Chí Phèo là tiêu biểu cho người nông dân lương thiện đi làm thuê. Bá Kiến ngấm ngầm đẩy Chí Phèo vào tù. Từ đó tính cách của Chí bắt đầu ngả theo con đường lưu manh hóa.

Các lớp sự kiện liên tục được trình bày trong phần phát triển của câu chuyện nhằm nêu bật sự thay đổi của tính cách nhân vật Chí Phèo từ một con người lương thiện, Chí đã dần dần sa vào con đường lưu manh hóa và trở thành một kẻ ác thú, một tay chân đắc lực cho bọn tay sai sau 8 năm trong tù trở về khiến dân làng sợ hãi và xa lánh. Nam Cao đã miêu tả những sự tha hóa về nhân cách của Chí: “Có lẽ hắn cũng không biết rằng hắn là con quỷ dữ của làng Vũ Đại để tác quái cho bao nhiêu dân làng. Hắn biết đâu, hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện”. Một sự kiện có ý nghĩa quan trọng tác động tới sự khát khao lương thiện của con quỉ dữ làng Vũ Đại là tình yêu của Thị Nở dành cho hắn. Chính tình yêu của Thị đã đánh thức cái tầng sâu nhân cách lương thiện trong con người hắn. Cái hương thơm bình dị của bát cháo hành mà lần đầu tiên hắn được người ta cho chứ không phải đi cướp giật đã nhắc nhớ hắn về một thời hắn từng có những ước mơ giản dị về cuộc sống gia đình. Cái phần lương thiện đã khởi động và chúng đấu tranh quyết liệt với phần quỉ dữ trong Chí. Nhưng xã hội đã từ chối quyền làm người của Chí bằng sự phản đối và chế nhạo của bà cô Thị Nở. Và sự cong cớn chửi mắng của Thị Nở là giọt nước tràn ly để dẫn đến một bi kịch bế tắc cho cuộc đời của Chí.

Từ đây, tính cách của Chí bị đẩy đến mức cực đoan khi đến phần đỉnh điểm giải quyết mâu thuẫn Chí Phèo đã cầm dao đến nhà Bá Kiến để đòi quyền được làm người lương thiện. Chí đã hết sức tỉnh táo nhận rõ mặt kẻ thù - nguyên nhân sâu xa đẩy hắn vào con đường tội lỗi và tha hóa như hôm nay. Sự đối kháng xung đột giữa Chí Phèo và Bá Kiến là sự đối kháng giữa hai tính cách, giữa hai lực lượng xã hội đối lập đã lên đến tột

đỉnh. Mâu thuẫn này cần phải giải quyết. Và cách giải quyết duy nhất mang tính nhân đạo sâu sắc của Nam Cao là để Chí Phèo vung dao đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình ở phần kết thúc. Đó là đỉnh cao của bi kịch. Chí Phèo chỉ có thể dùng cái chết để thoát ra khỏi sự vây hãm của quỉ dữ, để giải thoát cho bế tắc của đời mình. Nếu Chí Phèo không tự sát, rất có thể Chí sẽ lại thỏa hiệp với phần “con” trong mình và lại tiếp tục sự nghiệp làm tay sai cho quỉ dữ. Sức tố cáo của tác phẩm về hiện thực đạt giá trị mạnh mẽ, và giá trị nhân đạo của tác phẩm nhờ thế được nâng lên rất nhiều.

Tất cả những sự kiện, hành động trong Chí Phèo đan cài phức hợp tạo nên một cốt truyện thật hấp dẫn. Những sự kiện và hành động của nhân vật gắn bó chặt chẽ với quá trình phát triển của tính cách nhân vật. Đồng thời sự va chạm giữa các nhân vật đã khiến tính cách của chúng được bộc lộ và phát triển. Bởi vì tính cách nhân vật và cốt truyện là những cơ sở chủ yếu để phản ánh đời sống xã hội với những mối quan hệ phong phú và phức tạp của nó.

Hơn 39 trang truyện của Nửa đêmđã tạo nên một cốt truyện không hề đơn điệu về sự kiện, hành động. Các sự kiện chính trong truyện có thể chia thành hai lớp: một lớp sự kiện nói về Lê Văn Rự - Ông Thiên lôi; một lớp sự kiện nói về Đức - con trai của Lê Văn Rự. Các sự kiện liên quan đến cuộc đời của Lê Văn Rự đều tập trung nói đến cái sự hung ác, lỗ mãng, vũ phu của hắn ta như việc chém giết, cướp của người làng; việc hắn cướp con gái nhà lành làm vợ và đánh chết người vợ chân yếu tay mềm khi đang mang thai trong bụng. Sự kiện lớn tiếp theo đánh dấu mốc cho truyện chính là sự kiện Thiên lôi chết. Đức là con của Rự. Từ đây lớp sự kiện thứ hai xuất hiện xoay quanh cuộc đời của Đức. Nhưng lớp sự kiện thứ hai có liên quan chặt chẽ đến lớp sự kiện thứ nhất bởi vì Đức là con của kẻ cướp, của kẻ giết người. Vì thế ngay từ lúc mới sinh ra Đức đã bị người ta xa lánh, hắt hủi như hắt hủi một thứ hình nhân mang nọc độc trong người. Đức hiền lành và khù khờ như cái mầm cây, nhưng chính hoàn cảnh sống đã tác động đến tính cách của Đức biến Đức thành một kẻ đáng sợ. Các sự kiện chính đánh dấu các mốc trong cuộc đời của Đức ấy là việc Đức đi làm thuê rồi yêu Nhi. Nhưng bị cha mẹ nuôi của Nhi ngăn cản và xỉ nhục. Rồi Đức bỏ đi, một thời gian sau dắt về một người đàn bà làm vợ. Chẳng được

bao lâu thì vợ Đức bị điên khùng vì ám ảnh tội lỗi và lại ra đi. Đức bị ngớ ngẩn và tâm thần trong sự rêu rao độc ác của người đời về tội lỗi của người cha một thời. Có thể nói với những lớp sự kiện, hành động liên tục đan cài của hai nhân vật chính đã tạo nên cho

Nửa đêm một cốt truyện độc đáo. Sự kiện trước là hệ quả của sự kiện sau, chúng có quan hệ mật thiết với nhau để tạo nên một câu chuyện không hề đơn điệu về cốt truyện cũng như sự sống động trong tính cách của nhân vật.

Ở loại cốt truyện có tuyến sự kiện, hành động đơn giản có thể kể đến như: Nghèo; Con mèo; Đòn chồng; Đôi móng giò; Đón khách; Quái dị; Làm tổ; Thôi, đi về; Mua danh; Một bữa no; Rửa hờn; Rình trộm; Lang rận; Trần Cừ; Nỗi truân chuyên của khách má hồng; Mò sâm banh… Phần nhiều những truyện trên viết về người nông dân. Nam Cao dành nhiều trang truyện để viết về cái đói, cái nghèo của họ. Có những truyện viết về sự sa sút, mất dần nhân phẩm do cái đói, cái nghèo mang lại. Có những truyện viết về những mâu thuẫn đời thường diễn ra như cơm bữa của người nông dân,…Tất cả những chủ đề như thế được xây dựng bằng một cốt truyện sự kiện đơn giản nhưng không hề kém hấp dẫn.

Ở Nghèo; Một bữa no; Đòn chồng…cái khổ, cái nhục vì đói ăn của người nông dân được Nam Cao xây dựng trong một cốt truyện đơn giản nhưng không kém phần cảm động và chua xót. Nghèo kể lại một lát cắt trong đời sống của nhà anh đĩ Chuột đó là cảnh ăn cháo cám của mấy đứa con, và đỉnh điểm trong cái cảnh túng quẫn ấy là cái thắt cổ tự vẫn của người cha bệnh tật đáng thương. Trong khi đó tiếng đòi nợ của bà Huyên còn đang chu chéo văng vẳng ngoài đầu ngõ ở cuối trang truyện. Một bữa no kể về cái chết vì bội thực rất đáng thương của bà lão. Vì đói quá mà già yếu không thể kiếm ăn được bà hạ mình đi xin ăn, chịu tất cả sự dè bỉu, khinh thị của bà chủ đứa cháu gái. Đòn chồng xoay quanh chuyện một chị vợ ăn lường bánh giày ngoài chợ, câu chuyện phát triển khi người bán hàng bóp cổ chị ta cho miếng bánh văng ra để vạch mặt cái tội của chị ta trước mặt mọi người. Đỉnh điểm của câu chuyện là trận đòn nên thân của anh chồng để trị cái tội của chị ta. Kết thúc truyện mặc dù bị chồng đánh nhưng chị ta vẫn ngấu nghiến vét sạch nồi cháo trai. Như vậy, cái đói ăn đã khiến nhiều con người mất dần nhân cách trong

truyện ngắn Nam Cao. “Miếng ăn là miếng nhục” Nam Cao đã khai thác điều ấy trong những truyện ngắn của mình để nói lên một thực trạng hết sức đau lòng trong một bộ phận người nông dân đói nghèo trước cách mạng.

Truyện ngắn Nam Cao cũng nói nhiều đến những sự kiện, mâu thuẫn hết sức đời thường của người nông dân, và những thói hư, tật xấu cùng các hủ tục chốn hương thôn.

Con mèo kể về chuyện cãi nhau của đôi vợ chồng nọ về một lý do hết sức đơn giản. Nhưng mâu thuẫn không hề kém phần căng thẳng khi mức độ mâu thuẫn cứ tăng dần lên và đỉnh điểm là trận đánh đòn ầm ĩ. Câu chuyện kết thúc bằng sự làm lành hết sức tự nhiên của họ. Rình trộmcũng là một cốt truyện đơn giản kể về việc rình bắt trộm của một anh chồng trẻ bị trộm chuối. Nhưng trộm thì không bắt được, anh bị nghi ngờ là đi câu trộm cá, và đỉnh điểm là chính nhà anh bị trộm khoét vách lần nữa. Rửa hờn kể về việc đấu đá nhau của các bè cánh hương lý ở nông thôn. Các sự kiện đơn giản nhưng diễn ra liên tục đẩy mâu thuẫn lên cao. Đến phần kết thúc truyện mâu thuẫn được giải tỏa khi Lý Nhưng bí mật “tháo nước trong lòng” vào mộ bố ông Khóa Mẫn. Đón khách là câu chuyện kể về sự ngộ nhận của ông bà đồ Cảnh và cô Na về sự đùa bỡn ác ý của Sinh. Các hành động của Sinh đều tỏ vẻ cho thấy anh ta muốn làm rể ông bà đồ Cảnh khiến cả nhà cô Na khấp khởi mừng thầm và cuống quít lo liệu việc đón tiếp Sinh vào dịp Tết. Nhưng sự kiện Sinh cưới cô Duyên đã khiến cả nhà ông đồ Cảnh té ngửa vì bị hố. Câu chuyện kết thúc bằng cái ngậm ngùi thất vọng của cả gia đình về cái trò đùa ác của cậu phán Sinh.

Như vậy, tất cả những truyện ngắn trên đều có nét giống nhau ở chỗ nó đơn giản về sự kiện và hành động. Nam Cao không chủ tâm xây dựng những sự kiện ly kỳ, mà chỉ xoáy vào những sự kiện hết sức đời thường của cuộc sống nhưng chính điều đó cho thấy Nam Cao luôn trăn trở về một hiện thực cuộc sống còn nhiều tăm tối, đói khổ, cùng cực ở chốn nông thôn. Tinh thần nhân đạo trước hết bắt nguồn từ những trăn trở hết sức nhỏ bé, vụn vặt đời thường ấy.

Như vậy, bao giờ việc lựa chọn xây dựng một loại cốt truyện nào đấy nhà văn đều phải cân nhắc xem loại cốt truyện này thể hiện được những mảng hiện thực ở mức độ nào.

Ở loại cốt truyện sự kiện, hành động, truyện ngắn Nam Cao đã phản ánh thật chân thực những mâu thuẫn, xung đột xã hội. Chính vì vậy, truyện ngắn Nam Cao ngồn ngộn chất sống của hiện thực trong đó. Sau năm 1945, truyện ngắn Nam Cao phần nhiều có cốt truyện đơn giản. Nhân vật trong truyện ngắn của ông đã thấy xuất hiện hình bóng con người mới trên những trận tuyến cách mạng. Họ tha thiết gắn bó với lý tưởng và hăng hái hoạt động cách mạng, họ cũng nghiêm khắc nhìn nhận và sửa chữa khuyết điểm của mình. Nhân vật - con người mới trong tác phẩm của Nam Cao đó đang từng ngày đổi thay theo yêu cầu của cuộc sống cách mạng và góp phần bé nhỏ của mình vào công cuộc bảo vệ, dựng xây đất nước (Những bàn tay đẹp ấy; Hội nghị nói thẳng; Định mức,…). Những

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nam cao (Trang 105 - 111)