Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 28 - 30)

“Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có Tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có 1 Tổ phó”.

Ở trường tiểu học, Tổ chuyên môn có nhiệm vụ:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạh dạy học và hoạt động giáo dục.

- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường.

- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.

Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc.

Như vậy, nếu được tổ chức tốt các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ trở thành những khoảng thời gian và không gian chủ yếu rèn luyện và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Dự giờ, rút kinh nghiệm sư phạm là nét đặc thù trong quản lý trường tiểu học, đây là biện pháp quan trọng của người cán bộ quản lý trong công tác chỉ đạo hoạt động dạy học, quản lý giờ lên lớp.

Để quản lý tốt hoạt động này người cán bộ quản lý phải nắm vững các yêu cầu sau:

- Nắm vững lý luận dạy học, nội dung và phương pháp dạy học từng môn học;

- Nắm vững quan điểm, nguyên lý và phương pháp hoạt động để thông qua việc dự giờ mà góp ý và phân tích khoa học tiến trình thực tế, quy trình sư phạm của giáo viên;

- Tổ chức tốt hoạt động dự giờ, thăm lớp, thao giảng, hội giảng.

Muốn nâng cao chất lượng của việc dự giờ và rút kinh nghiệm sư phạm, cán bộ quản lý cần tổ chức các chuyên đề về giờ lên lớp như: nghe nói chuyện về nội dung và phương pháp giảng dạy, thảo luận các chuyên đề, xây dựng giờ dạy mẫu, đăng ký giờ dạy tốt, thao giảng, hội giảng. Qua đó giúp giáo

viên nắm vững lý thuyết, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, khuyến khích lao động sáng tạo của giáo viên. Tổ chức tốt việc dự giờ và rút kinh nghiệm sư phạm là góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 28 - 30)