Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 60 - 61)

14 Hồng Đức 165 23 26 162 153 94.44 26 26 15Trần Nguyên Hãn281519267267100.000

2.3.2.9. Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất lớn và chủ yếu vào đội ngũ giáo viên,

“Không có hệ thống giáo dục nào vươn cao quá tầm những giáo viên làm việc cho nó”;

Luật Giáo dục quy định “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là yêu cầu thường xuyên, liên tục đối với nghề dạy học. Nó có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng dạy học của nhà trường và đối với bản thân giáo viên.

Nghị quyết 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn”.

Vì vậy, công tác bồi dưỡng giáo viên là một yêu cầu có tính cấp thiết để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.

Bảng 2.14: Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Các giải pháp

Mức độ cần thiết của các giải pháp (%) Rất cần Cần Khôngcần Khôngtrả lời a.Kiểm tra, đánh giá thực trạng

năng lực chuyên môn GV 49 47 2 2

b.Xác định nhu cầu, lập quy hoạch

đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV. 45,1 52,9 0 2

c.Thực hiện bồi dưỡng thường

d.Giới thiệu và cung cấp đầy đủ tài

liệu cho GV 52,9 43,1 0 3,9

e.Tạo điều kiện cho GV đi học nâng

cao trình độ chuyên môn 60,8 37,2 2 0

Kết quả khảo nghiệm thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thu được ở bảng 2.14 cho thấy, hiệu trưởng các trường tiểu học đã thực hiện thường xuyên việc kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên và tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Theo tổng hợp của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 8, năm học 2010 - 2011, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn là 93.57%. Đây là một thuận lợi lớn cho đội ngũ giáo viên khi tham gia học tập các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ vì số lượng giáo viên có trình độ trên chuẩn khá lớn.

Bảng khảo nghiệm cũng cho thấy, việc xác định nhu cầu, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cũng được hiệu trưởng quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, qua trao đổi, việc đề cử giáo viên đi học nâng cao trình độ còn gặp khó khăn về vấn đề kinh phí đào tạo được xét duyệt từ ngân sách vì giáo viên học tập với kinh phí tự túc sẽ gặp nhiều trở ngại do cuộc sống giáo viên hiện nay.

Song song với việc học tập nâng cao trình độ, việc thực hiện bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ cho đội ngũ giáo viên cần được quan tâm đúng mực hơn, tránh tình trạng thực hiện theo từng thời điểm và bỏ qua kiểm soát, đánh giá hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w