Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 52 - 53)

14 Hồng Đức 165 23 26 162 153 94.44 26 26 15Trần Nguyên Hãn281519267267100.000

2.3.2.4. Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên

được sử dụng chủ yếu là nhắc nhở, rút kinh nghiệm. Do tâm lý nể nang nên các hiệu trưởng chưa mạnh dạn trong việc kịp thời xử lý kỷ luật đối với những giáo viên chưa thực hiện đúng chương trình và kế hoạch dạy học.

2.3.2.4. Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp củagiáo viên giáo viên

Để đảm bảo tiết dạy của giáo viên có hiệu quả, giáo viên phải soạn bài và chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

Thực chất của việc soạn bài là thiết kế cụ thể cho từng hoạt động, thể hiện rõ nội dung kiến thức cần truyền thụ, hình thức tổ chức lớp học, đồng thời dự đoán trước các tình huống xảy ra, hướng giải quyết các tình huống.

Việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên phần lớn diễn ra ở nhà. Vì vậy, hiệu trưởng cần chỉ đạo tổ chuyên môn trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ chức, sinh hoạt giáo viên về việc soạn bài, giúp đỡ giáo viên soạn các bài khó và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho giờ lên lớp. Đây là nhiệm vụ cần thiết của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Bảng 2.9. Thực trạng quản lý việc soạn bài , chuẩn bị giờ lên lớp của GV

Các giải pháp

Mức độ cần thiết của các giải pháp (%)

Rất cần Cần Khôngcần Khôngtrả lời a.Hướng dẫn GV phương pháp, cách

soạn bài. 19,6 66,7 13,7 0

b.Quy định cụ thể việc soạn bài và

chuẩn bị bài lên lớp 13,7 47,1 35,3 3,9

c.Có kế hoạch kiểm tra việc soạn bài,

chuẩn bị bài lên lớp của GV 23,5 66,7 7,8 2

d.Kiểm tra việc chuẩn bị phương tiện,

đồ dùng dạy học khi lên lớp. 9,8 70,6 17,6 2

e. Có biện pháp xử lý GV không có

bài soạn khi lên lớp. 21,6 64,1 11,7 2

Kết quả khảo nghiệm thu được qua bảng 2.9, cho thấy cán bộ quản lý các trường đã quan tâm đến việc hướng dẫn, bồi dưỡng giáo viên về phương

pháp, cách soạn bài. Hiệu trưởng các trường cũng đã thực hiện rất tốt việc quy định cụ thể trong đội ngũ sư phạm về soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp.

Qua bảng khảo nghiệm, với mức đánh giá rất cần là 23.5% và cần thiết là 66.7%, cho thấy cán bộ quản lý các trường đã thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch kiểm tra việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên. Nội dung này cần được phát huy tốt và duy trì thường xuyên. Việc chuẩn bị đồ dùng giảng dạy trước khi lên lớp và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị sẽ góp phần tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh.

Tuy nhiên, với 17.6% đánh giá không cần thiết giải pháp kiểm tra việc chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học khi lên lớp, công tác kiểm tra việc chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học khi lên lớp rất đáng để cán bộ quản lý xem lại và có điều chỉnh kịp thời.

Qua bảng khảo sát, đã cho thấy hầu hết cán bộ quản lý các trường đã có biện pháp với những giáo viên không có bài soạn khi lên lớp.

Tuy nhiên, qua trao đổi với giáo viên, mặc dù đã có biện pháp nhưng việc xử lý của hiệu trưởng vẫn chưa thật sự nghiêm khắc, chưa đủ mạnh vì mang tính cả nể. Đây là điểm các cán bộ quản lý cần xem lại và có những tác động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật để giải quyết triệt để việc giáo viên không có bài soạn khi lên lớp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w