KT định kỳ:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 80 - 83)

- Tăng cường quản lý hoạt động tổ chuyên môn là một biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượng giảng dạy, vì vậy hiệu trưởng cần định hướng nội dung

b. KT định kỳ:

- HS làm bài KT theo đề chung của toàn khối. Để KT do trường hay PGD ra.

- KT định kỳ phải đạt mục đích, yêu cầu sau:

+ Tổ chức KT phải đảm bảo quy chế chuyên môn, nhưng phù hợp với tâm lý của HS, tránh căng thẳng, nặng nề. Có như vậy, kết quả KT mới phản ánh đúng trình độ thực tế của HS theo đúng yêu cầu, mục đích giáo dục.

+ Đề KT không quá tải, phù hợp với các đối tượng HS và đảm bảo tính khách quan, cẩn mật.

- Để thực hiện được mục đích yêu cầu về kiểm tra đánh giá HS, cần tiến hành như sau:

+ Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức kiểm tra

KT thường xuyên, tiến hành KT theo trọng tâm của nội dung dạy-học từng tháng.

HS được GV tổ chức KT tại lớp và đánh giá bằng 2 cách: định lượng, định tính.

Các môn: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Tự nhiên xã hội, Sử-địa đánh giá bằng định lượng (bằng điểm số) – mỗi tháng GV ghi nhận kết quả vào sổ ghi điểm như Toán: 2 điểm số, Tiếng Việt: 4 điểm số (phân môn Tập đọc, Tập làm văn, Chính tả, Luyện từ và câu), các môn còn lại mỗi môn 1 điểm số.

Các môn: Thể dục, Mỹ thuật, Hát nhạc, Kỹ thuật đánh giá bằng định tính.

KT định kỳ: thực hiện 4 lần/ năm học (mỗi học kỳ 2 lần), vẫn đánh giá như KT thường xuyên: kết quả lần thứ 4 (cuối HKII) sẽ làm cơ sở đánh giá xếp loại HS cuối năm (theo TT32/2009 BGD-ĐT)

+ Bước 2: Sinh hoạt tổ chuyên môn và ra đề kiểm tra

Tổ chức KT thường xuyên, GV có vai trò và trách nhiệm chính trong việc tổ chức kiểm tra. GV phải chuẩn bị nội dung bài KT phù hợp với trình độ, đối tượng HS của lớp mình. Họp tổ chuyên môn 2 tuần/ lần để thống nhất trong khối nội dung, phương pháp kiểm tra.

KT định kỳ có nội dung bao quát hơn KT thường xuyên, do đó trước khi kiểm tra 2 tuần, tổ chuyên môn phải họp triển khai thống nhất GV các yêu cầu: kiến thức cơ bản cần cần được kiểm tra đánh giá, từ đó thông báo nội dung này đến tất cả HS trong lớp để HS chủ động ôn tập.

Khi họp tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn phân công GV ra đề KT tham khảo của từng môn có đáp án và biểu điểm đầy đủ để tổ trưởng chuyên môn nộp cho Phó Hiệu trưởng. Trên cơ sở đó, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn hoặc Tổ trưởng chịu trách nhiệm ra đề kiểm tra chính thức.

+ Bước 3: Tổ chức kiểm tra

Trường tổ chức KT định kỳ theo lịch thống nhất của Phòng giáo dục và đào tạo quận 8 (GD & ĐT Q8 ) .

Việc tổ chức kiểm tra HS là nhiệm vụ của toàn Hội đồng nhà trường. Vì vậy việc coi kiểm tra HS trong từng khối không chỉ là trách nhiệm của GV trong tổ chuyên môn mà là nhiệm vụ của các GV thuộc các tổ chuyên môn khác. Việc phân công coi KT phải thực hiện coi chéo tổ đối với các lần KT định kỳ. Phó Hiệu trưởng phân công GV coi KT trước khi mở đề. Bảng phân công GV coi KT công khai trên Bảng thông báo của trường. Việc tổ chức coi KT chặt chẽ, nghiêm túc, HT phân công 1 GV làm thư ký. Thư ký có nhiệm vụ: ghi chép tình hình mở đề, phân công GV coi KT, thu bài KT HS vào “Biên bản”.

Với cách tổ chức và quản lý như trên tạo nên không khí nghiêm túc trong kiểm tra, thuận tiện theo dõi chỉ đạo của HT và tổ chuyên môn.

+ Bước 4: Giai đoạn chấm bài, trả bài

Hiệu phó chuyên môn và Tổ trưởng chuyên môn phân công GV chấm bài KT định kỳ theo phương thức: chấm tập trung theo khối, phân công GV trong khối chấm chéo bài KT với nhau.

GV chấm đúng biểu điểm đã thống nhất, mỗi bài chấm đều ghi điểm từng phần, rồi ghi điểm từng bài bằng số và chữ, có lời nhận xét.

GV chủ nhiệm xem lại bài làm của HS lớp mình để biết chất lượng học tập của HS, đồng thời kiểm tra lại tính chính xác trong việc chấm bài của đồng nghiệp.

GV chủ nhiệm cho HS xem bài KT để HS biết kết quả học tập của mình, sau đó nộp lại văn phòng.

GV chủ nhiệm ghi điểm vào sổ điểm và thống kê kết quả, báo vể Tổ trưởng tổ chuyên môn để tổng kết toàn khối.

+ Bước 5: Giai đoạn rút kinh nghiệm

Để phục vụ cho việc theo dõi, lưu trữ, rút kinh nghiệm về chất lượng dạy học sau mỗi lần kiểm tra, cần thống kê kết quả kiểm tra học kỳ theo từng khối lớp. Tổ chuyên môn lưu trữ, phục vụ cho việc sinh hoạt tổ.

Hiệu trưởng chỉ đạo GV họp tổ chuyên môn rút kinh nghiệm qua từng đợt kiểm tra: từ khâu ra đề kiểm tra, coi và chấm bài, kết quả bài làm của HS. Từ đó, các GV trong tổ cùng nhau trao đổi thống nhất điều chỉnh nội dung,

chương trình, phương pháp, kế hoạch giảng dạy tiếp theo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng day học.

3.2.6. Đẩy mạnh việc phối hợp giữa 3 môi trường giáo dục để tổ chức cáchoạt động giáo dục trong nhà trường phát huy tính tích cực học tập của hoạt động giáo dục trong nhà trường phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

3.2.6.1. Mục tiêu

- Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, phối hợp 3 môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội để tạo điều kiện, đồng thời làm động lực thúc đẩy các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục là thực hiện chủ trương chiến lược của Đảng, gắn nhà trường với xã hội với cộng đồng nhằm huy động hợp lý nguồn lực vật chất từ tất cả các lực lượng và tổ chức xã hội.

- Xác định vai trò quan trọng của Ban Đại diện cha mẹ học sinh (BĐDCMHS) trong việc hỗ trợ nhà trường xây dựng phong trào dạy tốt - học tốt.

- HT chủ động phối hợp các tổ chức chính trị trong nhà trường như Ban giám hiệu, Chi bộ, công đoàn, chi đoàn, liên đội…để đẩy mạnh hoạt động giáo dục đạo đức học sinh.

3.2.6.2. Nội dung

Thực tế cho thấy, giáo dục nhà trường dù tốt đến mấy nhưng nếu không kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội thì không thể đạt được mục tiêu của giáo dục.

- BĐDCMHS là tổ chức đại diện cho tất cả cha mẹ học sinh, là những người nắm chính xác các thông tin của học sinh, là cầu nối giữa nhà trường và gia đình HS. HT cần chia sẽ với BĐDCMHS những vấn đề nhà trường quan tâm, tận dụng những thế mạnh của họ, để nhờ họ quán triệt mục tiêu giáo dục của trường đến mọi người và chính BĐDCMHS sẽ vận động cha mẹ HS hỗ trợ kinh phí, điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giáo dục của nhà trường. BĐDCMHS có vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w