Thực trạng quản lý phương tiện, điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 63 - 64)

14 Hồng Đức 165 23 26 162 153 94.44 26 26 15Trần Nguyên Hãn281519267267100.000

2.3.2.11. Thực trạng quản lý phương tiện, điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học

dạy học

Chương trình giảng dạy hiện nay đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng nhiều trang thiết bị để hỗ trợ tiết dạy. Đối với học sinh tiểu học, phương tiện, điều kiện hỗ trợ dạy học không những giúp cho học sinh lĩnh hội hệ thống kiến thức chương trình dạy học mà còn tạo cho các em hứng thú, say mê trong học tập. Nếu phương tiện, điều kiện phục vụ dạy học đầy đủ, đồng bộ, được quản lý và khai thác sử dụng tốt sẽ có tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng dạy học của đội ngũ giáo viên, đồng thời giúp giảm được cường độ lao động của giáo viên và học sinh. Đây là một trong những điều kiện góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường tiểu học.

Để quản lý tốt phương tiện và các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học, hiệu trưởng cần đảm bảo cho giáo viên có đủ phương tiện giảng dạy. Hàng năm cần có kế hoạch mua sắm, bổ sung trang thiết bị dạy học, đồng thời chỉ đạo giáo viên tăng cường khai thác, sử dụng tối đa các phương tiện phục vụ cho công tác dạy học.

Bảng 2.16: Thực trạng quản lý phương tiện, điều kiện hỗ trợ HĐDH

Các giải pháp

Mức độ cần thiết của các giải pháp (%)

Rất cần Cần Khôngcần Khôngtrả lời a.Tham mưu với cơ quan quản lý cấp

trên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị

76,5 21,5 2 0

b.Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất thiết bị dạy học hiện có ở trường

c.Tổ chức phong trào làm đồ dùng

dạy học trong đội ngũ GV 37,3 52,9 3,9 5,9

d.Vận động các lực lượng xã hội, Hội CMHS hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị.

72,5 27,5 0 0

Kết quả thu được ở bảng 2.16 cho thấy, việc tổ chức phong trào làm đồ dùng dạy học trong đội ngũ giáo viên cần thực hiện thường xuyên; đa số giáo viên có ý kiến vấn đề khó khăn nhất hiện nay trong việc tự làm đồ dùng dạy học là nguồn kinh phí hỗ trợ. Dù các trường có quan tâm nhưng giáo viên vẫn phải tự bỏ thêm kinh phí để thực hiện các bộ đồ dùng phục vụ dạy học. Một gợi ý về thực hiện đồ dùng dạy học, hiệu trưởng các trường nên vận động, tăng cường sự tham gia của học sinh, phụ huynh. Bên cạnh việc tự chuẩn bị, giáo viên nên vận động học sinh tìm và mang từ nhà vào các vật thật, vật mẫu để phục vụ tiết dạy. Như thế, nguồn đồ dùng dạy học sẽ phong phú hơn. Trong quá trình sử dụng, đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường cũng cần lưu ý khai thác hết hiệu quả của trang thiết bị có sẵn để phục vụ dạy học rồi mới chú ý đến việc tổ chức cho giáo viên làm thêm đồ dùng, thiết bị dạy học. Viêc vận động các lực lượng xã hội, ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học đã được các hiệu trưởng thực hiện tốt dưới sự kiểm tra của lãnh đạo các cấp, chính quyền. Đây là yếu tố xã hội hóa giáo dục giúp phát huy các nguồn lực để phát triển giáo dục tại đơn vị.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w