- Quản lý môi trường dạy học: môi trường thuận lợi sẽ có những tác
b. Tính khả th
TT Các giải pháp
Mức độ khả thi của các giải pháp (%)
Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Không trả lời
1 Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạtđộng dạy học. 94.3 5.7 / / 2 Tăng cường công tác bồi dưỡng độingũ cán bộ quản lý và giáo viên 82.4 17.6 / /
3 Tăng cường chỉ đạo nâng cao chấtlượng sinh hoạt tổ chuyên môn. 80,8 19,2 / / 4
Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên.
89.0 11.0 / /
5 Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập của học sinh. 78,6 21,4 / /
6
Đẩy mạnh việc phối hợp giữa 3 môi trường giáo dục để tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường, phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
76,6 16.6 6.8 /
7
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ dạy học.
70.4 17.0 12.6 /
Bảng thăm dò ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về tính khả thi của các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học.
Tất cả các giải pháp đều được đánh giá là rất khả thi và khả thi trong việc giải quyết vấn đề quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học Quận 8. Trong đó, có 4 giải pháp được đánh giá có mức độ rất khả thi cao nhất là:
- Kế hoạch hoá công tác quản lý hoạt động dạy học
- Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên.
- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ và năng lực quản lý cho cán bộ quản lý.
- Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
Qua các đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học ở Quận 8, ta thấy được vấn đề thực hiện kế hoạch hoá công tác quản lý hoạt động dạy học và công tác kiểm tra chuyên môn cơ sở nền tảng đối với việc quản lý hoạt động dạy học của cán bộ quản lý trong trường tiểu học. Bên cạnh việc quản lý hoạt động giảng dạy gắn với công tác thi đua, kết hợp với giải pháp tăng cường công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học, nâng cao nhận thức, trình độ và năng lực chuyên môn cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường là vấn đề không thể thiếu trong công tác quản lý hoạt động dạy học.
Giải pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ dạy học (đạt 70.4%). Điều này ta chấp nhận được vì việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học của trường, với mong muốn chủ quan của người Hiệu trưởng chưa thể quyết định được, mà còn phụ thuộc vào nguồn ngân sách của Nhà nước cũng như điều kiện từng trường có thể thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục hay không.
Như vậy, kết quả khảo nghiệm thu được chứng tỏ các giải pháp mà tác giả đề xuất là rất khả thi và phù hợp với lý luận khoa học quản lý và thực tiễn quản lý.
Kết luận chương 3
Căn cứ vào quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng, mục tiêu phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục của Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận 8; thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học ở Quận 8, TP.HCM. Tất cả các giải pháp đề xuất đều gắn liền với công tác quản lý của người hiệu trưởng, phù hợp với đặc điểm lao động của người cán bộ quản lý giáo dục và của giáo viên.
Qua việc thăm dò tính khả thi của các giải pháp, các cán bộ quản lý và giáo viên đều đánh giá mức độ khả thi rất cao. Điều này cho thấy các giải pháp đã đáp ứng được mong muốn của đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học ở Quận 8, TPHCM trong việc quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học của quận nhà.