Thực trạng quản lý hồ sơ chuyên môn giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 57 - 58)

14 Hồng Đức 165 23 26 162 153 94.44 26 26 15Trần Nguyên Hãn281519267267100.000

2.3.2.7. Thực trạng quản lý hồ sơ chuyên môn giáo viên.

Việc thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên luôn có mối liên quan mật thiết đến hồ sơ chuyên môn của giáo viên.

Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên bằng việc quản lý hồ sơ chuyên môn sẽ giúp hiệu trưởng nắm chắc hơn tình hình hoạt động giảng dạy của giáo viên. Việc kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên định kỳ giúp hiệu trưởng nắm bắt được tình hình giảng dạy, tiến độ thực hiện chương trình, quy chế kiểm tra, đánh giá, khâu chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên.

Bảng 2.12: Thực trạng việc quản lý hồ sơ chuyên môn

Các giải pháp

Mức độ cần thiết của các giải pháp (%)

Rất cần Cần Khôngcần Khôngtrả lời a.Duyệt giáo án của GV trước khi lên

lớp thông qua tổ chuyên môn. 27,5 43,1 27,4 2 b.Quy định về số lượng hồ sơ chuyên

môn, yêu cầu cụ thể từng loại hồ sơ. 31,4 66,7 2 0 c.Định kỳ kiểm tra hồ sơ chuyên

môn, nhận xét, góp ý, yêu cầu điều chỉnh .

43,1 54,9 2 0

d.Tổ chức kiểm tra đột xuất hồ sơ

chuyên môn của GV. 41,2 45,1 9,8 2

e. Kiểm định chất lượng Giáo dục 31,4 54,9 9,8 3,9 Kết quả khảo nghiệm ở bảng 2.12 cho thấy hiệu trưởng các trường tiểu học đã đảm bảo các biện pháp quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên theo quy định của ngành giáo dục. Các ý kiến khảo nghiệm đều thống nhất sự cần thiết quy định về số lượng hồ sơ chuyên môn, yêu cầu cụ thể từng loại hồ sơ. Hiệu

trưởng cũng đã thực hiện định kỳ và nghiêm túc duyệt giáo án của giáo viên trước khi lên lớp thông qua tổ chuyên môn; nhận xét, góp ý, yêu cầu điều chỉnh. Tuy nhiên vẫn còn 27.4% là không cần thiết; việc Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra đột xuất hồ sơ chuyên môn của giáo viên cần được xem lại. Về mặt tích cực, kiểm tra hồ sơ chuyên môn đột xuất sẽ giúp giáo viên luôn đảm bảo hoàn thành hồ sơ, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Việc kiểm tra này cũng đặt giáo viên vào một tâm thế luôn sẵn sàng để đáp ứng yêu cầu khi kiểm tra. Qua trao đổi tìm hiểu, đa số giáo viên đồng tình hoặc không có ý kiến với cách tổ chức kiểm tra đột xuất, vẫn có 9.8% ý kiến cho rằng việc kiểm tra đột xuất là không cần thiết vì đã có kiểm tra hồ sơ theo định kỳ. Do vậy, khi cần thiết, hiệu trưởng nên kiểm tra đột xuất những đối tượng giáo viên cần được quan tâm, giúp đỡ, tránh tổ chức kiểm tra đại trà dễ gây cảm giác không thoải mái cho đội ngũ giáo viên. Cán bộ quản lý trường tiểu học cũng nên xem lại giải pháp này trong việc quản lý hồ sơ chuyên môn của đội ngũ giáo viên tiểu học, cần lựa chọn và phối hợp các giải pháp để vừa đảm bảo đạt được các yêu cầu trong công tác quản lý, vừa tạo được không khí nhẹ nhàng, tránh căng thẳng cho đội ngũ giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w