Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 50 - 52)

14 Hồng Đức 165 23 26 162 153 94.44 26 26 15Trần Nguyên Hãn281519267267100.000

2.3.2.3. Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học

dạy học

Thực hiện chương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu đào tạo của trường tiểu học. Về nguyên tắc, chương trình là pháp lệnh; quản lý việc thực hiện chương trình dạy học là yêu cầu bắt buộc đối với hiệu trưởng trường tiểu học.

Việc tổ chức thực hiện chương trình các môn học được hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện theo tuần. Hàng tuần, để quản lý tốt việc thực hiện chương trình, hiệu trưởng cần phải:

- Hướng dẫn và yêu cầu giáo viên lập kế hoạch dạy học, kế hoạch dạy học của giáo viên phải được trao đổi trong tổ chuyên môn;

- Bảo đảm thời gian quy định chương trình cấp tiểu học. Trong quá trình quản lý, hiệu trưởng sử dụng các phương tiện để quản lý chương trình như: sổ báo giảng, sổ dự giờ, sử dụng thời khoá biểu để kiểm soát chương trình.

- Việc kiểm tra thực hiện chương trình hàng tuần đều có kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện và phải được tiến hành thường xuyên, sau kiểm tra phải có điều chỉnh, xử lý kịp thời những thiếu sót.

Thực trạng về quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học của giáo viên tiểu học ở Quận 8 được thể hiện qua bảng 2.8.

Bảng 2.8: Quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học

Các giải pháp

Mức độ cần thiết của các giải pháp (%)

Rất cần Cần Khôngcần Khôngtrả lời a.Quán triệt cho GV nắm vững Kế

hoạch năm học và chương trình. 74,5 25,5 0 0

b.Yêu cầu giáo viên lập kế hoạch dạy

học và duyệt kế họach của GV. 29,4 68,6 2 0

c.Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch,

phân phối chương trình của GV. 17,6 76,5 3,9 2 d.Đánh giá việc thực hiện chương

trình qua dự giờ, phiếu báo giảng. 43,1 49 7,8 0 e.Kiểm tra việc thực hiện chương

trình qua biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn

25,5 62,7 9,8 2

g.Có biện pháp xử lý đối với GV

thực hiện không đúng chương trình. 35,3 52,9 11,8 0 Kết quả điều tra thu được ở bảng 2.8 cho thấy, việc quán triệt cho giáo viên nắm vững chương trình, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, phân phối chương trình của giáo viên đã được các trường thực hiện tốt.

Tuy nhiên nội dung yêu cầu giáo viên lập kế hoạch dạy học và duyệt kế hoạch của giáo viên chỉ có 29.4% ý kiến đánh giá công việc này là rất cần thiết. Việc giảng dạy của giáo viên sẽ khó đạt được mục tiêu chung của nhà trường nếu trong dạy học thiếu một kế hoạch cụ thể. Muốn chất lượng giáo dục trong nhà trường được nâng cao thì người cán bộ quản lý phải thực hiện nghiêm túc việc quản lý chương trình và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên.

Trao đổi riêng với một số hiệu trưởng về biện pháp xử lý đối với những

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w