Thực trạng quản lý giờ lên lớp của giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 53 - 55)

14 Hồng Đức 165 23 26 162 153 94.44 26 26 15Trần Nguyên Hãn281519267267100.000

2.3.2.5. Thực trạng quản lý giờ lên lớp của giáo viên

Hoạt động chính của nhà trường là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

Thông qua việc tổ chức các hoạt động trong giờ dạy, giáo viên giúp học sinh phát hiện, tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, góp phần hình thành nhân cách…

Giờ lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản, chủ yếu nhất của quá trình dạy học. Chất lượng giờ dạy của GV quyết định chất lượng giáo dục và hoàn thành mục tiêu của nhà trường. Qua giờ lên lớp giáo viên sẽ thể hiện năng lực sư phạm và trình độ chuyên môn, kiến thức cuộc sống và xã hội để

Việc quản lý tốt giờ lên lớp sẽ giúp cho hiệu trưởng có cơ sở kiểm tra, đánh giá chất lượng của giáo viên.

Bảng 2.10:Thực trạng quản lý giờ lên lớp của giáo viên

Các giải pháp

Mức độ cần thiết của các giải pháp (%)

Rất cần Cần Khôngcần Khôngtrả lời a.Kiểm tra việc thực hiện quy chế

chuyên môn, kế hoạch, lịch báo giảng. 29,4 68,6 0 2 b.Có kế hoạch quản lý giờ lên lớp của

GV. 17,6 76,5 3,9 0

c.Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy

trên lớp. 41,2 47 9,8 2

d.Kiểm tra, đánh giá xếp loại đưa vào

tiêu chuẩn thi đua. 35,3 58,8 5,9 0

e.Quy định chế độ thông tin báo cáo khi

có dạy thay, dạy bù. 29,4 45,1 21,6 3,9

Kết quả khảo sát thực trạng việc quản lý giờ lên lớp của giáo viên được thể hiện qua bảng 2.10 cho thấy, hiệu trưởng các trường tiểu học đã thường xuyên thực hiện tốt nội dung quản lý giờ lên lớp của giáo viên. Cán bộ quản lý và giáo viên có nhận thức đúng đắn việc kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn, quản lý kế hoạch dạy học, lịch báo giảng. Việc xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy trên lớp là việc làm thiết thực. Những tiêu chuẩn cụ thể giúp cho việc đánh giá giờ học được chính xác hơn đồng thời giúp giáo viên nâng cao tay nghề. Đây là điểm mạnh của của cấp học tiểu học cần được duy trì và phát huy.

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn 5.9% đánh giá giải pháp kiểm tra, đánh giá xếp loại, đưa vào tiêu chuẩn thi đua; 21.6% quy định chế độ thông tin báo cáo khi có dạy thay, dạy bù ; 9,8% xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy trên lớp là không cần.

Do vậy, song song với các tiêu chí đưa vào đánh giá thi đua, cán bộ quản lý trường tiểu học nên xác định, khơi gợi lại tinh thần trách nhiệm, đạo đức

chức nghiệp của đội ngũ sư phạm và có biện pháp để đội ngũ giáo viên có tinh thần tự giác cao trong công tác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w