14 Hồng Đức 165 23 26 162 153 94.44 26 26 15Trần Nguyên Hãn281519267267100.000
2.3.2.6. Thực trạng quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ và rút kinh nghiệm
nghiệm
- Nhiệm vụ của Tổ chuyên môn là xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường.
Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học.
Như vậy hoạt động của tổ chuyên môn có vai trò quan trọng, đây là nơi quản lý trực tiếp công tác bồi dưỡng giáo viên, phát hiện điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn của việc thực hiện các mục tiêu dạy học; Tổ chuyên môn hoạt động càng hiệu quả, chất lượng giáo dục càng được nâng cao.
Do vậy, hiệu trưởng cần phải chỉ đạo hoạt động này ở đơn vị thật sâu sát, có nội dung thiết thực chất lượng và hiệu quả. Thông qua hoạt động của tổ chuyên môn giúp hiệu trưởng quản lý quy chế, nề nếp, chất lượng dạy học của giáo viên.
Bảng 2.11: Thực trạng việc quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn,
dự giờ và rút kinh nghiệm.
Các giải pháp
Mức độ cần thiết của các giải pháp (%)
Rất cần Cần Khôngcần Khôngtrả lời a.Phổ biến kế hoạch, nội dung sinh
hoạt của tổ chuyên môn 41,2 54,9 3,92 0
b.Chỉ đạo tổ trưởng kiểm tra chuyên
môn của GV trong tổ 51 49 0 0
c.Dự giờ, rút kinh nghiệm, đánh giá,
xếp loại sau mỗi tiết dự 45,1 52,9 0 2
d.Quy định chế độ dự giờ cho các
e.Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên
môn 47,1 45 5,9 2
Kết quả khảo nghiệm thực trạng quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ và rút kinh nghiệm thu được ở bảng 2.11 cho thấy, hiệu trưởng các trường tiểu học đã nhận thức rõ vai trò của tổ chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
Chỉ số đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp đã cho thấy hiệu trưởng thường xuyên thực hiện việc phổ biến, chỉ đạo kế hoạch, nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn, chỉ đạo tổ trưởng thường xuyên kiểm tra chuyên môn của giáo viên trong tổ, quản lý việc dự giờ, hội giảng, rút kinh nghiệm, đánh giá, xếp loại sau mỗi tiết dự giờ trong tổ chuyên môn. Việc quy định chế độ dự giờ cho các thành viên của trường cũng được hiệu trưởng thực hiện. Đây là hoạt động rất thiết thực giúp giáo viên cơ hội học tập lẫn nhau, trao đổi rút kinh nghiệm để chuyên môn ngày càng được nâng cao.
Thực tế việc kiểm tra hoạt động của các tổ chuyên môn cũng cần được xem xét thêm. Kết quả khảo nghiệm nội dung này còn có 5.9% đánh giá không cần. Từ đó cho thấy việc kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng (HT) cần được tăng cường, sâu sát, có biện pháp giúp đỡ kịp thời để tổ chuyên môn sinh hoạt ngày càng hiệu quả vào đi chiều sâu hơn.
Bên cạnh đó việc HT dự giờ, rút kinh nghiệm, đánh giá, xếp loại sau mỗi tiết dự, trao đổi riêng với giáo viên, vẫn còn hạn chế. HT chưa quan tâm tổ chức thực hiện tốt công tác này, chưa lập kế hoạch chi tiết kiểm tra nội bộ nói chung và kiểm tra hoạt động dạy của giáo viên nói riêng.
Một ít HT khi góp ý tiết dạy còn mang nặng thành kiến, chủ quan, tư tưởng cá nhân, chỉ chú ý nhiều vào những thiếu sót của giáo viên hơn là phát hiện điểm tiến bộ so với tiết dạy trước của họ, chưa thực hiện được mục đích giúp đở và thúc đẩy hoạt động chuyên môn của GV. Có trường việc kiểm tra của HT chỉ là hình thức, tiến hành kiểm tra, dự giờ nhưng không nhận xét, đánh giá, giao phó toàn bộ việc kiểm tra đánh giá GV cho cấp dưới đảm
nhiệm. Dẫn đến tình trạng Hiệu trưởng không sâu sát được từng GV, không tự đánh giá chất lương dạy học của đơn vị một cách chính xác.
Có HT chưa chú ý đến việc kiểm tra kết quả học tập của học sinh từng lớp nên chưa tạo được động lực để mỗi GV nỗ lực dạy lớp mình đạt chất lượng cao. Việc làm này làm giảm đi tính động viên, phấn đấu nơi giáo viên.