Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 77 - 80)

- Tăng cường quản lý hoạt động tổ chuyên môn là một biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượng giảng dạy, vì vậy hiệu trưởng cần định hướng nội dung

3.2.4. Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên.

giáo viên.

3.2.4.1. Mục tiêu

Kiểm tra hoạt động dạy học trong trường tiểu học là một chức năng thiết yếu của quá trình quản lý hoạt động dạy học.

Giúp HT nắm vững những yêu cầu, nội dung hoạt động sư phạm của GV và có cái nhìn đúng đắn về công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ của GV. Bên cạnh việc giúp đỡ các đối tượng được kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ còn giúp HT phát hiện những nhân tố tích cực, để từ đó có những quy hoạch, phát triển lực lượng kế cận một cách phù hợp. Hoặc qua đó phát hiện những thiếu sót, sai phạm trong hoạt động dạy học của nhà trường và HT có giải pháp kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn những thiếu sót.

Do vậy, HT các trường tiểu học cần có những giải pháp cụ thể, chính xác, phù hợp với tình hình thực trạng đội ngũ giáo viên tại đơn vị.

3.2.4.2. Nội dung

Yêu cầu của công tác kiểm tra ở trường tiểu học bao gồm kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên môn, kiểm tra chuyên đề. Tiến hành định kỳ hàng năm, kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra nội bộ hoặc kiểm tra đột xuất.

Các nội dung kiểm tra hoạt động dạy học của GV trong trường tiểu học tương đối toàn diện các mặt hoạt động:

- Kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình - Kiểm tra việc soạn bài của giáo viên

- Kiểm tra việc giảng dạy trên lớp và việc dự giờ của giáo viên - Kiểm tra kết quả học tập của học sinh…

Những nội dung trên được thể hiện qua hoạt động dạy học và quy trình kiểm tra đánh giá hoạt động dạy của giáo viên là khâu quan trọng được mọi người quan tâm.

3.2.4.3. Cách thức tiến hành, điều kiện thực hiện

Trong công tác kiểm tra, căn cứ nhiệm vụ năm học, hiệu trưởng lên kế hoạch kiểm tra nội bộ, công khai kế hoạch, hình thức, phương pháp kiểm tra, đối tượng được kiểm tra trước hội đồng giáo dục. Công tác kiểm tra đánh giá ở Tiểu học căn cứ theo quy định về “ Chuẩn nghề nghiệp Giáo viên Tiểu

học”. Mỗi giáo viên được kiểm tra mỗi năm một lần bao gồm các mặt về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống…về mặt chuyên môn kiểm tra viên dự giờ 3 tiết dạy để nhận xét đánh giá kiến thức, kỹ năng sư phạm,…

Khi tiến hành kiểm tra cần thông báo cho giáo viên biết về yêu cầu kiểm tra, nội dung kiểm tra (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất thì không báo trước) để giáo viên có sự chuẩn bị. Thông qua việc kiểm tra có báo trước để đánh giá kết quả sự cố gắng cao nhất của giáo viên.. Đối tượng kiểm tra bao gồm :

- Việc thực hiện quy chế chuyên môn như: tiến độ thực hiện chương trình, việc thực hiện các yêu cầu về soạn bài, nội dung bài soa ̣n, phương pháp giảng dạy, việc sử dụng đồ dùng học tập… Hiệu trưởng có kế hoạch kiểm tra chi tiết trên cơ sở kế hoạch bài dạy của GV.

-Thực hiện quy chế về kiểm tra và chấm bài, đánh giá HS, vào sổ điểm, ghi học bạ…

- Đảm bảo đầy đủ các hồ sơ đúng quy định: sổ ghi điểm, học bạ HS, sổ dự giờ thăm lớp, sổ công tác, sổ chủ nhiệm …

Bên cạnh việc kiểm tra có báo trước, trong những trường hợp cần thiết kết hợp với kiểm tra đột xuất nhằm đánh giá giáo viên một cách toàn diện và chính xác. Tuy nhiên, HT thật cẩn trọng tránh gây căng thẳng cho đội ngũ giáo viên khi thực hiện kiểm tra đột xuất.

Các kết luận, quyết định của HT về kiểm tra phải chính xác, dân chủ, công khai, tránh thiên vị, trù dập. HT so sánh với các tiêu chuẩn, đi đến kết luận mức độ hoàn thành nhiệm vụ hoặc sai sót, tìm nguyên nhân sai sót, chỉ ra giải pháp giúp đối tượng được kiểm tra khắc phục và hoàn thiện hơn.

Các hình thức kiểm tra của HT như: dự giờ, kiểm tra giáo viên khi lên lớp, kiểm tra thông qua hiệu phó, tổ chuyên môn, kiểm tra trực tiếp hồ sơ một số giáo viên, kiểm tra khảo sát chất lượng bài làm của học sinh để đánh giá chất lượng hoạt động dạy của giáo viên,…Qua kiểm tra giúp giáo viên điều chỉnh những sai sót, khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm nhằm thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra.

HT có thể kết hợp việc lấy kết quả kiểm tra đánh giá từ phó hiệu trưởng, từ tổ chuyên môn và qua kiểm tra trực tiếp của mình để xác định chất lượng kiểm tra của cấp dưới được giao, từ đó mà kết quả đánh giá của hiệu trưởng đối với GV tương đối chính xác và được GV đồng tình ủng hộ, tạo động lực để tất cả GV phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. HT khi dự giờ cũng đã chú ý đến tính chủ động trong phương pháp, sự vận dụng kiến thức, năng lực chuyên môn và sự sáng tạo, tài năng sư phạm của giáo viên, cuối cùng là kết quả học tập của học sinh là thước đo quan trọng nhất để đánh giá chất lượng hoạt động dạy của giáo viên.

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều HT chưa quan tâm tổ chức thực hiện tốt công tác này, chưa lập kế hoạch chi tiết kiểm tra nội bộ nói chung và kiểm tra hoạt động dạy của giáo viên nói riêng. Có trường việc kiểm tra của HT chỉ là hình thức, tiến hành kiểm tra, dự giờ nhưng không nhận xét, đánh giá, xếp giờ dạy của giáo viên một cách nghiêm túc nên chưa thực hiện được mục đích giúp đở và thúc đẩy hoạt động chuyên môn của GV. Số khác lại giao phó toàn bộ việc kiểm tra GV cho cấp dưới đảm nhiệm dẫn đến tình trạng hiệu trưởng không sâu sát được từng GV nên trong đánh giá đôi khi chưa thật chính xác. Có HT chưa chú ý đến việc kiểm tra kết quả học tập của học sinh ngay sau dự giờ nên không có kết quả khách quan. Hay trong đánh giá vẫn còn ảnh hưởng nhiều đến yếu tố tình cảm,… nên chưa có sự đồng thuận cao với kết quả đánh giá của HT, chưa tạo được động lực để mọi người phấn đấu.

- HT và đội ngũ ban kiểm tra phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phải nắm được “khí chất” của đối tượng kiểm tra để có thái độ, biện pháp phù hợp.

- HT hướng dẫn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, khối trưởng và giáo viên một cách rõ ràng.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên.

- Trong kiểm tra cần đảm bảo: tính khách quan, chính xác; tính dân chủ, công khai; tính linh hoạt đồng bộ và tính liên tục hệ thống, nhằm điều chỉnh hoạt động dạy học trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w