14 Hồng Đức 165 23 26 162 153 94.44 26 26 15Trần Nguyên Hãn281519267267100.000
2.3.2.2. Thực trạng quản lý việc phân công dạy học cho giáo viên
Quản lý việc phân công dạy học cho giáo viên đòi hỏi người hiệu trưởng phải nắm chắc chất lượng đội ngũ giáo viên, hiểu đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh từng cá nhân, đánh giá chính xác điểm mạnh, điểm yếu từng giáo viên để phân công hợp lý, khoa học. Việc phân công phù hợp với năng lực chuyên môn, hoàn cảnh của từng giáo viên sẽ tạo cho họ một tâm lý thoải mái, phấn chấn, là động lực tốt giúp giáo viên phát huy hết khả năng cùng đội ngũ sư phạm nhà trường hoàn thành nhiệm vụ giáo dục.
Bảng 2.7: Thực trạng quản lý phân công dạy học cho giáo viên
Các giải pháp
Mức độ cần thiết của các giải pháp (%)
Rất cần Cần Khôngcần Khôngtrả lời a. Căn cứ vào năng lực chuyên môn
của GV 88,2 9,8 0 2
b. Căn cứ vào hoàn cảnh, nguyện vọng
của GV 37,2 56,9 5,9 0
trường
d. Ưu tiên bố trí GV có trình độ Cao
đẳng, Đại học 17,6 58,8 21,6 2
e. Thực hiện luân chuyển GV giữa các
khối lớp, trường. 15,7 70,6 13,7 0
f. Đánh giá chuẩn GV 49 41,2 7,8 2
Số liệu điều tra ở bảng 2.7 cho thấy hiệu trưởng thấy rõ tầm quan trọng trong việc bố trí giáo viên vừa đảm bảo công tác tổ chức của nhà trường, vừa phát huy được năng lực cá nhân giáo viên.
Tuy nhiên, căn cứ vào hoàn cảnh, nguyện vọng của giáo viên để phân công chuyên môn, đồng thời qua trao đổi cùng một số hiệu trưởng, tác giả được biết các nguyện vọng, hoàn cảnh của giáo viên đều được ghi nhận nhưng thực tế khi phân công chỉ mang tính tương đối do để đảm bảo công tác tổ chức.
Kết quả khảo nghiệm trên cũng cho thấy việc thực hiện công tác luân chuyển, không bố trí giáo viên quá lâu ở một khối của hiệu trưởng chưa đều đặn. Điều này phản ánh đúng thực tế hiện nay ở các trường tiểu học; nhiều giáo viên thường dạy cố định một khối lớp trong nhiều năm.
Theo quy chế, giáo viên tiểu học được đào tạo nhiều môn dạy toàn cấp học nên có thể bố trí giảng dạy ở tất cả các khối lớp.
Qua trao đổi ý kiến riêng với một số hiệu trưởng, tác giả nhận thấy sự băn khoăn của nhiều hiệu trưởng khi phải thực hiện luân chuyển giáo viên giữa các khối lớp trong cùng một trường.
Một số hiệu trưởng cho rằng việc luân chuyển giáo viên chỉ nên thực hiện ở một số đối tượng, cụ thể như trường hợp những giáo viên không phát huy được năng lực giảng dạy ở khối lớp này, cần phải bố trí ở khối lớp khác; cũng như đối với những giáo viên thuộc diện quy hoạch, cần phải tạo điều kiện cho họ được giảng dạy nhiều khối lớp để sau này khi được đề bạt nhiệm vụ quản lý, họ có điều kiện hơn trong công tác chỉ đạo chuyên môn toàn cấp.
Đối với những giáo viên đang thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học ở một khối lớp nào đó thì nên giữ họ lại, không nên thay đổi vì việc thay đổi này có thể
gây tâm lý không thoải mái cho họ và kết quả ở vị trí mới chưa chắc họ sẽ làm tốt hơn vị trí hiện tại.
Về việc luân chuyển giáo viên giữa các trường theo kế hoạch dự kiến của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 8 nhằm cân đối chất lượng giáo viên giữa các trường hầu như khó tiến hành.
Tâm lý đa số giáo viên đều muốn ổn định môi trường công tác, mỗi lần thuyên chuyển cơ quan là phải xây dựng lại từ đầu. Việc điều chuyển thường vào những giáo viên có năng lực chuyên môn tốt để đầu tư cho trường cần được xây dựng. Nếu không khéo, việc làm này vô tình làm giáo viên ngại phấn đấu vì sợ rơi vào “tầm ngắm” của việc thuyên chuyển. Thực tế, bản thân các cán bộ quản lý cũng không muốn giáo viên giỏi của mình phải chuyển sang trường khác.
Tóm lại, qua bảng khảo nghiệm 2.7, dù hiệu trưởng các trường đã có nhiều cố gắng để tìm ra cách thức phân công hợp lý nhất, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa theo mong muốn.