Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại điện tử tại việt nam (Trang 137 - 138)

. PLC: Cơngnghệ dành cho kết nối Internet qua đưổng dây điện (Kết nối qua hệ thống mạng dây điện hạ thế)

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng:

Thương mại trên Internet sẽ thường xuyên liên quan đến việc bán và cho phép sử dụng sở hữu trí tuệ. Để xúc tiến T M Đ T , người bán cần phải biết chắc chắn rằng sỏ hữu trí tuệ của mình sẽ khơng bị đánh cắp, cịn người mua thì cần phải biết

chắc rằng mình đang nhận được các sản phẩm đích thực. Vì vậy, cần phải cĩ sự bảo vệ rõ ràng và cĩ hiệu quả đối vĩi bản quyền bằng phát minh và nhãn hiệu thương mại để chống đánh cắp và gian lận.

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới đã soạn thảo các hiệp ước về bảo vệ bản

quyền, phát minh, sáng chế... hay bảo vệ sở hữu trí tuệ nĩi chung. Các nước cần

thương thảo và tham gia phê chuẩn các hiệp ước quốc tế này để thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ tại quốc gia mình. Bên cạnh đĩ, nguyên tắc chỉ đạo của A S E A N thừa nhận việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ dựa trên các chuẩn mực đã hình thành và các tiêu chuẩn được quy định trong các hiệp định và cơng ước quốc tế cĩ liên quan.

Việc bảo vệ sở hữu trí tuệ là thiết yếu vì các sản phẩm và dịch vụ số hoa truyền gửi trên Internet cĩ thể bị sao chép một cách dễ dàng. Các doanh nghiệp hình thành từ

việc kinh doanh dung liệu số hoa cần được hưởng chế độ bảo vệ thích đáng đối với những khoản đầu tư của mình.

Về bảo hộ sở hữu trí tuệ, Việt Nam đã xây dựng một khuơn khổ pháp lý tương đối đầy đủ để bảo vệ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Bộ luật dân sự của Việt Nam đã cĩ một chương điều chỉnh lĩnh vực này và đã bao quát được một số nhiệm vụ căn bản của sở hữu trí tuệ. Trong khuơn khổ thực hiện dự án "Kỹ thuật Thương mại điện tử", Vụ Chính sách đa biên, Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện Dự án bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục xây dựng một văn bản luật riêng, điều chỉnh về sỏ

hữu trí tuệ để mở rộng phạm vi điều chỉnh theo yêu cầu của điều kiện mới.

Vấn đề phải giải quyết đối với Việt Nam cũng như đối với một số nước đang phát triển trong khu vực là tăng cường sự phối hợp hành động giữa các cơ

quan hữu quan như Cục Bản quyền, cơ quan cơng an, hải quan, Cục quản lý thị trường,... để thi hành luật cĩ hiệu quả.

Người tiêu dùng tham gia vào T M Đ T dưới các hình thức như mua hàng, sử dụng các dịch vụ trực tuyến, nộp thuế, x i n giấy phép, hưỏng phúc lợi, tham gia bán đấu giá, mua hàng đã qua sử dụng ... cũng cọn được bảo vệ, đặc biệt là các thơng tin cá nhân hay bí mật riêng tư của họ. K h i tham gia vào mua bán trực tuyến, người tiêu dùng luơn phải lo ngại về quyền lợi của mình và về khả năng đảm bảo an tồn cho các thơng tin cá nhân m à họ đã cung cấp cho các doanh nghiệp bán hàng. Những người thu thập dữ liệu cọn phải cho người tiêu dùng biết họ đang thu thập các thơng tin gì và dùng thơng tin đĩ như thế nào. Nĩi cách khác, người tiêu dùng cọn phải cĩ được sự lựa chọn thực sự đối với việc sử dụng và tái sử dụng các thơng tin về cá nhân họ. Với nhũng trường hợp sử dụng thơng tin cá nhân khơng được sự đồng ý của người đĩ, cọn phải bồi thường cho người bị hại vì sự sử dụng khơng đúng đắn hoặc sự tiết lộ thơng túi cá nhân khơng chính xác, lỗi thời, khơng đọy đủ hoặc khơng thích hợp. Đây chính là lí do m à người tiêu dùng vẫn e ngại khi tham gia T M Đ T với tư cách là một chủ thể. Theo một điều tra của ActiveMedia Research, hiện nay chỉ cĩ khoảng 1/3 số các doanh nghiệp kinh doanh T M Đ T theo m ơ hình B2C là hoạt động cĩ hiệu quả bởi vì thiếu khách hàng [13]. Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng cọn được đặc biệt chú trọng trong phát triển T M Đ T .

Việt Nam hiện nay cịn chưa cĩ luật bảo vệ người tiêu dùng. Việc bảo vệ các thơng tin cá nhân được cung cấp trên mạng khi người tiêu dùng tham gia T M Đ T vẫn cịn là một vấn đề rất mới. Dự án Bảo vệ người tiêu dùng, một trong 14 tiểu dự án của dự án "Kỹ thuật Thương mại điện tử" sẽ do Cục Quản lý thị trường, Bộ Thương mại xúc tiến.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại điện tử tại việt nam (Trang 137 - 138)