Đối với các ĐVSN tự chủ một phần hoặc toàn bộ kinh phắ hoạt động

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 173 - 179)

2010 Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp Ờ xây dựng Dịch vụ

3.4.2.2. Đối với các ĐVSN tự chủ một phần hoặc toàn bộ kinh phắ hoạt động

Đối với các ĐVSN tự chủ được một phần hoặc toàn bộ kinh phắ hoạt động của đơn vị (các ĐVSN có thu hoặc đã có hoạt động SXKD) nguồn kinh phắ hoạt động của các đơn vị này gồm hai phần: phần từ NSNN cấp và phần thu sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Phần nguồn kinh phắ từ NSNN cấp, các đơn vị phải quản lý nguồn theo dự toán được duyệt, chi đúng theo các định mức, tiêu chuẩn qui định của Nhà nước.

Đối với số thu sự nghiệp có ghi thu - ghi chi qua NSNN cần được báo cáo đầy đủ, thực hiện chuyển nguồn kinh phắ và sử dụng theo qui định của Nhà nước, trong phạm vi dự toán được duyệt của đơn vị.

Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế với Nhà nước, hạch toán rõ ràng doanh thu và chi phắ trong các báo cáo tài chắnh, không trắch lập quĩ sai qui định.

Đối với nhóm các đơn vị này, nguồn kinh phắ hoạt động đang bao gồm cả ba nguồn lực tài chắnh kể trên, hiện tại các đơn vị đang thực hiện chế độ tự chủ tài chắnh và chủ tài khoản chịu trách nhiệm trong điều hành nguồn lực tài chắnh đơn vị có để thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao, phần tiền còn lại đơn vị sẽ được chủ động sử dụng chia thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức của đơn vị hoặc trắch lập các quĩ tại đơn vị. Tuy nhiên, các đơn vị vẫn có dấu hiệu không công khai hết các khoản thu mà đơn vị thu được để tránh thuế và đảm bảo số NSNN được cấp không thay đổi. Do đó, hiện tại cần quản lý chặt chẽ hoạt động kế toán, quản lý tài

chắnh của các đơn vị để đảm bảo công khai , minh bạch trong hoạt động tài chắnh đơn vị. Trong hoạt động dịch vụ có sử dụng tài sản cố định được đầu tư bằng nguồn NSNN cần phải báo cáo đầy đủ và thực hiện trắch khấu hao đầy đủ. Thực hiện khai và nộp các loại thuế với Nhà nước.

Triển khai phân loại rõ các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ được toàn bộ kinh phắ thường xuyên và kinh phắ đầu tư phát triển, đơn vị tự chủ được kinh phắ hoạt động thường xuyên, đơn vị tự chủ được một phần kinh phắ hoạt động thường xuyên, đơn vị 100% NSNN cấp (hiện tại mới có các đơn vị sự nghiệp y tế thực hiện phân loại các đơn vị theo nghị định 85/2012 của Chắnh phủ). Việc phân loại rõ ràng sẽ là cơ sở để Nhà nước bố trắ nguồn lực cấp phát cho từng loại hình cũng như tách các đơn vị đã chủ động được nguồn lực để giảm và không cấp phát kinh phắ từ NSNN nữa nhằm tiết kiệm nguồn lực cho các nhiệm vụ khác. Trong tương lai, đối với những đơn vị đã tự chủ được toàn bộ nguồn kinh phắ hoạt động và đầu tư XDCB nên có cơ chế hoạt động và quản lý tài chắnh theo mô hình tự thu, tự chi Nhà nước không can thiệp vào các hoạt động của đơn vị trong quản lý và sử dụng nguồn lực tài chắnh.

Cần tách riêng hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp, bước đầu là trong hoạt động quản lý tài chắnh, kế toán.

Liên tục thực hiện đào tạo và đào tạo lại về trình độ quản lý tài chắnh cho các đối tượng quản lý trong đơn vị dự toán như kế toán trưởng và chủ tài khoản để việc triển khai các chế độ chắnh sách về tài chắnh, NSNN của các đơn vị đúng luật và hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương ba của luận án tập trung nghiên cứu các nhóm giải pháp đổi mới cơ cấu chi NSNN nhằm thúc đẩy TTKT trong giai đoạn 2011 Ờ 2020.

Thứ nhất, nhóm giải pháp ổn định tỷ lệ chi NSNN so với GDP

Thứ hai, giữ ổn định tỷ lệ chi thường xuyên, tăng tắch luỹ nội bộ của nền kinh tế dành nguồn lực cho chi đầu tư phát triển.

Thứ ba, giảm tỷ trọng đầu tư của Nhà nước trong tổng đầu tư toàn xã hội, đầu tư Nhà nước phải là cơ sở để thu hút đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhà nước cho nền kinh tế.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của NSNN.

Thứ năm, tăng đầu tư theo chiều sâu cho các yếu tố TTKT trong đó tập trung đổi mới cơ cấu chi cho giáo dục Ờ đào tạo, KHCN, TFP.

Thứ sáu, điều chỉnh sắp xếp lại cơ cấu chi NSNN đối với các ngành kinh tế để hướng đến TTKT, trong đó tập trung co các nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng cao, đổi mới cơ cấu chi để tập trung cho các nhóm ngành như

chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp trong nhóm ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp lắp ráp, cơ khắ, điện tử trong nhóm ngành công nghiệp Ờ xây dựng.

Thứ bảy, kiểm soát bội chi NSNN, giới hạn bội chi ở mức an toàn và đổi mới phương thức xử lý bội chi NSNN.

Thứ tám, các giải pháp đổi mới cơ cấu chi NSNN để TTKT và phát triển bền vững như: sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và chống ô nhiễm môi trường, chi ngân sách để thực hiện các chắnh sách xã hội.

Để triển khai được hệ thống các giải pháp nêu trên cần thiết phải có sự phối hợp đồng bộ trong thay đổi giữa chắnh sách và thực thi chắnh sách. Cần phải có những sửa đổi cần thiết trong hệ thống các văn bản pháp luật qui định trong lĩnh vực quản lý tài chắnh công nhý Luật Ngân sách, Luật KHCN, Luật Đấu thầu, Luật Đầu týẦvà những thay đổi cõ bản trong nhận thức và hành động của các cõ quan quản lý tài chắnh NSNN và các đơn vị sử dụng kinh phắ NSNN để mang lại hiệu quả tốt nhất cho các hoạt động chi NSNN nói chung cũng như chi NSNN hướng đến mục tiêu TTKT nói riêng. Hệ thống các nhóm giải pháp phải được triển khai đồng bộ và triệt để để đạt được hiệu quả như mong muốn.

KẾT LUẬN

Công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cho Việt Nam những cơ hội mới và thách thức không nhỏ trong suốt một thập kỷ vừa qua. Kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt tạo nên diện mạo mới cho Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong suốt thời gian 5 năm từ 2002 đến 2007, kinh tế phát triển, xã hội ổn định, văn minh. Điều đó cho thấy mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào vốn và độ rộng của nguồn nhân lực cũng đã tạo nên những thành quả nhất định. Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2008 đến nay, khi Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn đến từ khủng hoảng kinh tế trong khu vực và trên thế giới thì mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng không thể giúp Việt Nam có được những bước tăng trưởng Ộvững vàngỢ nữa. Mô hình tăng trưởng mà Việt Nam cần phải khắc phục được các nhược điểm của mô hình tăng trưởng giai đoạn trước, đó là phải quan tâm đến hiệu quả của vốn đầu tư, chất lượng của nguồn lao động cũng như nâng cao hiệu quả của

nhân tố năng suất tổng hợp trong tăng trưởng. Hay nói cách khác, Việt nam cần xây dựng và áp dụng mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, để vừa đạt được tốc độ phát triển kinh tế cao nhưng phải duy trì được tốc độ tăng trưởng đó trong một thời kỳ nhất định, hơn thế nữa phát triển kinh tế phải gắn với đảm bảo các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Trong mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn trước đây (theo chiều rộng) hay giai đoạn hiện tại (theo chiều sâu) thì vai trò của Nhà nước cụ thể là chi NSNN đều rất quan trọng. Với chức năng là công cụ tài chắnh hữu ắch của Nhà nước, chi NSNN giúp Nhà nước điều hành hoạt động đầu tư vào nền kinh tế sao cho thắch hợp với các chủ trương phát triển kinh tế trong từng thời kỳ; chi NSNN giúp Nhà nước duy trì hoạt động thường xuyên của bộ máy Nhà nước trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, môi trườngẦnhững lĩnh vực có liên quan trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế.

Việc làm sao để xây dựng một cơ cấu chi NSNN phù hợp để phát huy hết vai trò là công cụ điều hành của chi NSNN đã và đang là vấn đề rất được quan tâm. NSNN được phân bổ như thế nào? Cho những đối tượng nào? Hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài chắnh đó ra sao? Vẫn đang là câu hỏi cần được trả lời.

Với mục tiêu nghiên cứu là các giải pháp đổi mới cơ cấu chi NSNN để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế, luận án đã đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về chi NSNN, cơ cấu chi NSNN của Việt Nam giai đoạn 2001 Ờ 2010, những đánh giá về thành công cũng như hạn chế và tồn tại của cơ cấu chi NSNN; những định hướng thực hiện mô hình tăng trưởng kinh tế mới cũng như định hướng phát triển của tài chắnh và NSNN, trên cơ sở đó luận án đưa ra những đề xuất về đổi mới cơ cấu chi, hoàn thiện cơ cấu chi NSNN hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Đây là một chủ đề rất khó và phạm vi rộng, mặc dù tác giả luận án đã nỗ lực để hoàn thiện đề tài nhưng không thể tránh khỏi những sai sót. Vì

vậy, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học để hoàn thiện hơn nữa luận án.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 173 - 179)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w