Đổi mới cơ cấu chi NSNN cho hoạt động GDĐT

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 147 - 149)

2010 Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp Ờ xây dựng Dịch vụ

3.3.6.1.Đổi mới cơ cấu chi NSNN cho hoạt động GDĐT

Hiện tại số chi NSNN cho GDĐT chiếm trung bình 20% tổng chi NSNN, trong giai đoạn 2011 Ờ 2020 trong điều kiện nguồn lực tài chắnh của Nhà nước cho phép, số chi NSNN nên tăng thêm tối đa lên đến 25% trên tổng chi NSNN. Sự gia tăng về số lượng đầu tư của NSNN cũng hết sức quan trọng để đầu tư cho phát triển hoạt động GDĐT nhưng quan trọng hơn với tổng nguồn lực không đổi thì cần phải sắp xếp, cơ cấu lại các nội dung chi sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Để phát triển về chiều rộng của nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chi NSNN trong những năm tới cần tập trung cho các nội dung sau:

- Đầu tư tăng qui mô chất lượng đào tạo ở tất cả các cấp, cụ thể tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống trường, lớp, trang thiết bị dạy học, đạt tiêu chuẩn tốt đáp ứng cho yêu cầu dạy và học theo phương pháp hiện đại.

- Đầu tư cho việc đào tạo nghề ngay từ đầu hoặc chuyển đổi cơ cấu nghề cho các lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc đào tạo nghề phải hướng đến tạo dựng và phát triển đội ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế có trình độ và quan trọng hơn phải đào tạo sao cho phù hợp với nhu cầu về sử dụng lao động của xã hội. Có sự gắn kết chặt chẽ giữa nhu cầu lao động của các doanh nghiệp với các chương trình, nội dung đào tạo của các trường, đặc biệt đối với đào tạo nghề.

- Đầu tư để đổi mới chương trình học, giảm bớt khối lượng lý thuyết, tăng khối lượng giờ học thực hành. Trong kinh phắ đầu tư cho giáo dục cần xây dựng lộ trình phải có các phòng thực hành, mô hình thực hành bắt buộc tại tất cả các trường có đào tạo nghề, có như vậy, số lao động đã qua đào tạo mới chuyên nghiệp và thắch ứng tốt với nhu cầu về lao động của nền kinh tế.

Bên cạnh việc tăng số chi NSNN cho GDĐT và cơ cấu lại nội dung chi NSNN cho giáo dục để tăng hiệu quả của GDĐT, thì chi NSNN phải đóng vai trò là vốn mồi để xã hội hoá các hoạt động GDĐT. Việc đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực GDĐT sẽ làm cho chất lượng dịch vụ được cung cấp tốt hơn đồng thời cũng giảm được gánh nặng chi tiêu cho NSNN. Cụ thể: đối với các đơn vị sự nghiệp trường học có khả năng tự cân đối thu chi hoặc tự chủ một phần kinh phắ hoạt động, NSNN chỉ đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật ban đầu còn sau đó đơn vị sẽ tự chủ trong mọi hoạt động và tuân thủ các qui định về chương trình đào tạo cũng như quản lý tài chắnh của Nhà nước. Thực hiện việc giao kinh phắ từ NSNN gắn với kết quả đầu ra trong GDĐT nguồn nhân lực.

Phát triển các loại hình trường dân lập, bán công ở tất cả các cấp học và Nhà nước đặt ra các tiêu chuẩn để đo lường chất lượng dạy và học, công nhận giá trị của bằng cấp của các loại hình đào tạo dân lập và bán công; tạo điều kiện về cấp đất, cơ sở hạ tầng cho các trường dân lập và bán công.

Việc đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao năng suất lao động cho nền kinh tế, vì tăng trưởng theo chiều sâu phải dựa trên cơ sở chất lượng lao động tốt và năng suất lao động cao.

Nguồn lực bố trắ để có thể tăng chi cho GDĐT từ 20% lên 25% được bố trắ trong tổng nguồn NSNN bằng cách sắp xếp lại các nội dung chi, tiết kiệm và cắt giảm các nội dung chi không hiệu quả, không mang lại giá trị thặng dư cho tăng trưởng như: giảm chi quản lý hành chắnh, Đảng, đoàn thể... quản lý hiệu quả tiết kiệm các khoản chi đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 147 - 149)