Nghiên cứu lý thuyết TTKT và mô hình TTKT có nhận thấy: cơ cấu chi NSNN có ảnh hưởng nhất định đến TTKT. Điều này có thể luận giải từ những cơ sở lý thuyết như sau:
Thứ nhất, xuất phát từ quan điểm của C. Mác về vai trò của cơ cấu tài chắnh:
Mác đã nghiên cứu về cấu tạo hữu cơ của tư bản và rút ra kết luận: cấu tạo hữu cơ tăng sẽ làm tăng năng suất lao động, tạo thêm giá trị thặng dư cho xã hội.
Mác phân biệt cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản. Cấu tạo kỹ thuật của tư bản biểu hiện quan hệ tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất với số lượng lao động sử dụng trong quá trình sản xuất. Đó là quan hệ tất yếu, do trình độ phát triển của sản xuất quyết định và phản ánh trình độ tiến bộ kỹ thuật. Cấu tạo giá trị của tư bản biểu hiện quan hệ tỷ lệ giữa số lượng giá trị tư bản bất biến và tư bản khả biến cần thiết để để tiến hành sản xuất. Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản có quan hệ với nhau và phụ thuộc vào nhau: sự thay đổi trong cấu tạo kỹ thuật sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cấu tạo giá trị. Sự thể hiện mối quan hệ mật thiết đó đã hình thành một phạm trù mới, đó là cấu tạo hữu cơ của tư bản.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh những biến đổi của cấu tạo kỹ thuật đó.
Do trình độ kỹ thuật không ngừng phát triển nên cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng không ngừng tăng lên. Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ được thể hiện ở tư bản bất biến tăng lên tuyệt đối và tương đối, còn tư bản khả biến giảm tương đối. Như vậy, do cấu tạo hữu cơ tăng sẽ làm tăng năng suất lao động, tạo thêm giá trị thặng dư và tăng quy mô tắch lũy tư bản.
Tài chắnh có chức năng phân phối và chức năng hiệu quả, sinh lời. Chắnh các chức năng này đã quyết định vai trò của tài chắnh trở thành nhân tố quyết định sự TTKT.
Trong nền kinh tế thị trường, khác với nền sản xuất hàng hóa giản đơn, công thức vận động của tư bản được khái quát là:
T-H
TLSXẦSx-HỖ-TỖ SLĐ
Như vậy, trong công thức trên: tài chắnh được coi là khởi điểm của quá trình vận động của tư bản, nếu sự đầu tư nguồn lực tài chắnh cho các bộ phận của sản xuất theo những tỷ lệ hợp lý sẽ tạo ra thặng dư cho xã hội. Với ý nghĩa đó, cơ cấu tài chắnh trở thành nhân tố quyết định sản xuất, quyết định TTKT.
Vì thế, để nền kinh tế tăng trưởng nhanh, cần phải coi việc đổi mới cơ cấu huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chắnh và coi đó là nhân tố có tắnh đột phá, quyết định sự thay đổi cơ cấu kinh tế và ảnh hưởng đến TTKT.
Với ý nghĩa đó, có thể kết luận rằng đổi mới cơ cấu chi NSNN có tác động quyết định đối với TTKT.