Tác động của cơ cấu chi NSNN theo ngành kinh tế đến TTKT

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 60 - 63)

Mô hình TTKT nếu xét theo góc độ ngành được xem xét cụ thể về đóng góp của các ngành vào tăng trưởng và tắnh chất hoạt động của các ngành kinh tế tác động đến tăng trưởng.

Xem xét tổng thể nền kinh tế bao gồm ba nhóm ngành: nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ. Khi đánh giá sự đóng góp của các ngành vào tăng trưởng sẽ xem xét tốc độ tăng trưởng của từng ngành để đánh giá tiềm năng phát triển của ngành đó trong nền kinh tế, xem xét sự đóng góp vào tăng trưởng của từng ngành để thấy được cơ cấu kinh tế

cũng như sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các nhóm ngành trong nền kinh tế. Khi đánh giá được tỷ lệ đóng góp của từng ngành trong TTKT sẽ giúp hoạch định được chiến lược phát triển kinh tế của Chắnh phủ, tập trung phát triển ngành kinh tế nào để thúc đẩy TTKT, tập trung cho một số ngành kinh tế trọng điểm có đóng góp nhiều cho tăng trưởng, cũng như có tác động lan toả cho nhiều ngành kinh tế trong nền kinh tế. Chiến lược phát triển ngành được Chắnh phủ lựa chọn phải phù hợp với các mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ nhất định.

Đồng thời, để phát triển kinh tế đồng bộ giữa các ngành kinh tế, kắch thắch tạo nên bước tăng trưởng cho một số ngành kinh tế trọng điểm nhằm tạo nên TTKT, hoặc để thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế mang tắnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau, Chắnh phủ phải có sự đầu tư hợp lý vào các ngành kinh tế để tạo ra kết quả tăng trưởng như mong muốn. Chiến lược phát triển kinh tế trong các giai đoạn khác nhau đó tác động làm thay đổi cơ cấu chi NSNN về lượng và nội dung các khoản chi. Và ngược lại để đạt được mục tiêu về phát triển kinh tế ngành, Chắnh phủ sử dụng công cụ NSNN mà cụ thể là chi NSNN để tác động nhằm thực hiện vai trò điều hành của mình để đạt được mục tiêu. Cụ thể:

Tăng chi đầu tư của NSNN cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn (CNH Ờ HĐH nông nghiệp và nông thôn) nhằm tạo ra môi trường sản xuất hàng hoá nông nghiệp có năng suất lao động cao và chất lượng sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn với xu hướng phát triển các dịch vụ nông nghiệp, giảm bớt lao động thủ công không đào tạo trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường áp dụng các thành tựu KHCN mới về giống cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Chi NSNN cũng tập trung cho các vùng sản xuất cây công nghiệp trọng điểm có giá trị xuất khẩu như chè, cà phê, điều, hồ tiêu, cao

suẦvà các vùng cây công nghiệp nguyên liệu cho sản xuất chế biến như: mắa đường, chèẦ

Đối với sản xuất công nghiệp, chi NSNN tập trung cho các ngành công nghiệp cơ khắ và chế tạo máy, đầu tư cho công nghiệp nặng để phát triển ngành sản xuất có tác động lan toả trong các ngành kinh tế khác, tạo ra năng suất lao động cao. Chi NSNN phát triển các khu công nghiệp cao, khu chế xuất nhằm tạo cơ sở hạ tầng để phát triển các khu công nghiệp chế xuất, dệt may.

Việc phát triển các ngành dịch vụ, chi NSNN đóng vai trò đầu tư cho phát triển dịch vụ du lịch, tài chắnh ngân hàng, KHCN và GDĐT. Đặc biệt các dịch vụ công do các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước cung cấp vẫn đóng vai trò cung ứng phần lớn cho nhu cầu của toàn xã hội.

Khi Chắnh phủ thay đổi chiến lược phát triển kinh tế trong mỗi giai đoạn khác nhau thì cơ cấu chi NSNN cũng thay đổi theo. Cơ cấu chi được điều chỉnh trên nguyên tắc trong điều kiện phạm vi nguồn lực tài chắnh có hạn vẫn đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn đó. Trong giai đoạn hiện tại, để thực hiện mô hình kinh tế phát triển theo chiều sâu cơ cấu chi NSNN tập trung theo xu hướng:

- Tăng quy mô chi và tập trung cho các nội dung chi gắn với việc tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm ở các ngành sản xuất như nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp. Chi cho các hoạt động nghiên cứu và áp dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu. Chi NSNN cho GDĐT nghề tại các khu vực nông thôn nhằm sắp xếp lại lao động trong khu vực nông thôn cũng như nâng cao chất lượng lao động tại khu vực này, thực hiện CNH Ờ HĐH nông nghiệp nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Ờ nông thôn.

- Chi NSNN để đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, đảm bảo tạo điều kiện tốt thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Chi NSNN mang tắnh chất là vốn mồi để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác đầu tư vào các ngành sản xuất và dịch vụ. Vốn NSNN tạo cơ sở hạ tầng, cơ sở pháp lý và hướng dẫn dầu tư đối với các thành phần kinh tế khác. Đây là xu hướng cần phát triển nhằm giảm lượng đầu tư trực tiếp từ NSNN vào sản xuất kinh tế, khuyến khắch thu hút nguồn lực tài chắnh từ trong nền kinh tế, vừa giảm gánh nặng cho chi tiêu NSNN vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh do tăng vai trò kiểm soát hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Tóm lại, chi NSNN đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị tăng trưởng cho một ngành sản xuất, dịch vụ trong nền kinh tế cũng như tạo nên giá trị tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân. Trong các giai đoạn phát triển KT - XH khác nhau, để thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô cũng như trong các ngành kinh tế, Chắnh phủ sẽ có những điều chỉnh thay đổi nhất định trong cơ cấu chi NSNN để thực hiện mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo mục tiêu đã định. Việc thay đổi cơ cấu chi NSNN có thể có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả tăng trưởng của các ngành kinh tế cũng như toàn nền kinh tế nhưng không thể phủ nhận sự tất yếu phải có sự thay đổi, điều chỉnh cơ cấu chi để thực hiện các mục tiêu TTKT của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w