Kinh nghiệm của Trung quốc và Ấn Độ trong thay đổi cơ cấu chi NSNN để đạt được TTKT cao và bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 63 - 68)

NSNN để đạt được TTKT cao và bài học cho Việt Nam

1.4.1.Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia đã duy trì được tốc độ TTKT cao và liên tục trong vòng hơn 30 năm qua. Nếu chỉ tắnh tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1978 -2004 của Trung Quốc đã đạt khoảng 9,4%/năm. GDP của Trung Quốc tắnh theo giá hiện hành tăng từ 362,41 tỷ NDT năm 1978 lên

tới 18232,1 tỷ NDT năm 2006 với mức tăng gần 6 lần. GDP bình quân đầu người tắnh theo giá hiện hành của Trung Quốc đã tăng từ 379 NDT năm 1979 lên tới 13.943 NDT năm 2005, với mức tăng gần 37 lần. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc luôn ở mức cao đã góp phần không nhỏ vào duy trì tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc. Thu hút FDI của Trung Quốc đã tăng mạnh từ mức 2,3 tỷ USD năm 1988 lên tới 67,82 tỷ USD năm 2005.

Để đạt được những thành tựu nói trên về TTKT, Trung Quốc đã có những thay đổi nhất định trong chắnh sách đầu tư của Chắnh phủ.

(1) Tăng đầu tư toàn xã hội cho nền kinh tế nhưng giảm tỷ trọng chi đầu tư từ NSNN trong tổng đầu tư toàn xã hội.

Trong những năm qua, vốn đầu tư luôn là nguồn lực quan trọng tạo ra tăng trưởng của Trung Quốc. Để đạt được tốc độ tăng trưởng cao trên 9% năm thì đầu tư toàn xã hội của Trung Quốc luôn ở ngưỡng trên dưới 40%/năm, năm 2004, đầu tư toàn xã hội của Trung Quốc lên tới xấp xỉ 50%.

Sở dĩ Trung Quốc có tỷ lệ đầu tư cao là do tỷ lệ tiết kiệm trong nước rất cao và luôn ở ngưỡng trên 40% GDP. Mức tiền gửi tiết kiệm của nhân dân thành thị và nông thôn chiếm 2/3 GDP. Do tỷ lệ tiết kiệm cao đã dẫn đến tỷ lệ tắch lũy và mức đầu tư cao. Bên cạnh tỷ lệ tiết kiệm cao, sự tăng lên nhanh chóng của đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là nhân tố góp phần làm tăng đầu tư trong nước của Trung Quốc. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng nhanh chóng, từ 4,4 tỷ USD năm 1991 lên 53,3 tỷ USD năm 2003; 60,6 tỷ USD năm 2004 rồi 60,33 tỷ USD năm 2005, đưa Trung Quốc lên vị trắ dẫn đầu thế giới về tiếp nhận FDI. Chắnh hai nhân tố này đã khiến cho Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng cao và thúc đẩy quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế của Trung Quốc.

Mặc dù tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm trong GDP luôn ở mức cao, nhưng xét về cơ cấu, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có tỷ trọng

ngày càng giảm: Nếu như vốn nhà nước đầu tư vào TSCĐ năm 1989 chiếm khoảng gần 50% thì đến năm 2004 tỷ lệ này đã giảm xuống còn khoảng gần 36%. Do nguồn đầu tư từ NSNN có xu hưởng giảm nên nguồn vốn tự tắch luỹ để tái đầu tư có xu hướng ngày càng tăng: từ 0% vào cuối những năm 1980 đã lên tới trên 35% vào năm 2004. Đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh, đặc biệt là khu vực sở hữu hỗn hợp đang từng bước trở thành động lực tăng vốn của Trung Quốc.

Đặc biệt tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm trong tổng đầu tư vào TSCĐ của Trung Quốc ngày càng tăng từ mức 7,51% năm 1992 lên tới 10,51%/năm 2004. Trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Trung Quốc năm 2001 thì Hồng Kông đứng đầu với hơn 51,29% dự án và 47% vốn FDI thực hiện, Đài loan đứng thứ 2 với 13% tổng dự án và 7,3% vốn thực hiện. Như vậy, nếu như tắnh cả Hồng Kông, Đài loan, Singapore thì chiếm tới hơn 67% số dự án đầu tư và hơn 60% số vốn thực hiện. Tiếp đến là Nhật và Mỹ với số dự án của cả 2 nước chiếm khoảng 14% và số vốn thực hiện chiếm 17% vốn FDI vào Trung Quốc.

(2) Chú trọng đầu tư NSNN cho giáo dục và KHCN

Vốn con người - đặc biệt là vốn con người có giáo dục, có năng lực, được coi là có vai trò quyết định trong TTKT của Trung Quốc. Theo các nhà kinh tế Trung Quốc, có 2 chỉ tiêu quan trọng phản ánh vốn con người của một nước, đó là:

- Dân số và số người ở độ tuổi lao động (từ 15- 64 tuổi) - Vốn con người (số năm đi học bình quân)

Đầu tư vào GDĐT và xã hội từ NSNN của Trung Quốc đã tăng từ 14,6 tỷ NDT năm 1978 lên tới 749,05 tỷ NDT năm 2004. Tỷ trọng đầu tư cho giáo dục và xã hội trong tổng chi NSNN cũng đã tăng từ 13,09% năm 1978 lên tới 27,87% năm 2004.

Kết quả cho thấy, trong thời gian 1978 - 1995, trong nguồn tăng trưởng GDP của cả nước có 2,12% tỷ lệ tăng trưởng vốn con người, đóng

góp cho TTKT là 5,4%; tỷ lệ tăng trưởng vốn con người của các vùng nằm trong khoảng 1,4%-3,4%, đóng góp cho TTKT từ 4%-8,3%. Theo các nhà kinh tế học Trung Quốc tăng 1 năm giáo dục sẽ làm cho tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người tăng từ 0,14%-0,2%. Theo đó, vùng nào có vốn con người tăng trưởng cao hơn thì vùng đó tăng trưởng cao hơn. Trung Quốc là nước có nguồn vốn con người phong phú nhất thế giới. Theo số liệu điều tra tỷ lệ dân số từ 15-64 tuổi trong tổng dân số Trung Quốc đã tăng từ 61,5% năm 1982 lên 70,15% năm 2000; cũng trong thời gian đó, dân số từ 15-64 tuổi tăng mỗi năm 1,97% cao hơn so với tỷ lệ tăng dân số. Số năm đi học bình quân đầu người của lứa tuổi 15 trở lên tăng từ 4,61 năm (năm 1982) lên 7,11 năm (năm 2000), tăng 54%. Tổng vốn con người tăng gấp hơn 2 lần, trong đó đóng góp của nhân tố tăng dân số (tăng dân số ở độ tuổi 15-64 tuổi) là 45,2%, đóng góp của nhân tố nâng cao trình độ giáo dục là 54,8%. Trong khoảng thời gian từ 1978-1999, theo tắnh toán của các nhà kinh tế học Trung Quốc, mỗi một phần trăm tăng trưởng GDP có sự đóng góp của tăng trưởng số năm đi học bình quân đầu người trong cả nước là 0,187%, đóng góp của sự tăng trưởng số năm được giáo dục của những người đang có việc làm là 0,203%, của sự tăng trưởng vốn con người là 0,327%.

Như vậy, có thể nói đầu tư cho con người của Trung Quốc đã đóng góp đáng kể cho TTKT ở Trung Quốc.

Bên cạnh vốn đầu tư, vốn con người, một nhân tố đóng góp khá quan trọng cho TTKT của Trung Quốc là nhân tố khoa học công nghệ. Có thể nói, những năm qua Trung Quốc đã không ngừng tăng chi NSNN cho KHCN nhằm nâng cao năng xuất lao động toàn xã hội, góp phần tăng hiệu quả kinh tế, cụ thể là:

Tổng chi cho KHCN ở Trung Quốc đã tăng vọt trong gần 30 năm cải cách mở cửa, từ mức 5,29 tỷ năm 1978 lên tới 116,86 tỷ NDT năm 2004, tăng 23,1 lần. Đặc biệt trong cơ cấu chi NSNN cho KHCN, phần chi dành

cho nghiên cứu thử sản phẩm mới, nghiên cứu thực nghiệm và chi hỗ trợ các công trình nghiên cứu quan trọng, chi cho nghiên cứu khoa học chiếm tỷ lệ lớn nhất. Chắnh phủ Trung Quốc rất chú trọng đầu tư vào khoa học công nghệ nhằm phối hợp với vốn tư bản và vốn con người làm tăng TFP. TFP là nhân tố phụ thuộc vào yếu tố kết cấu kinh tế và yếu tố tri thức kỹ thuật. Trong đó yếu tố kết cấu kinh tế phụ thuộc vào hệ thống chắnh sách phát triển kinh tế. Yếu tố tri thức kỹ thuật được xem là nhân tố có tác động lâu dài và quyết định đối với TTKT. Để tăng yếu tố tri thức kỹ thuật những năm qua Trung Quốc đã chủ trương: nhập khẩu kỹ thuật trên qui mô lớn; không ngừng nâng cao tố chất sức lao động; đầu tư vào vốn con người; đẩy mạnh phát triển ngành tin học và thông tin; thu hút tri thức bên ngoài trên qui mô lớn;tăng cường đầu tư vào nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu phát triển (R&D).

Một trong những nguyên nhân mấu chốt khiến cho Trung Quốc duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và nhanh là nhờ nâng cao TFP với mức độ lớn. Trong giai đoạn 1978-1995, theo tắnh toán của các nhà kinh tế Trung Quốc, vốn đóng góp vào kinh tế khoảng 55%; vốn con người đóng góp khoảng 5,4%, lao động đóng góp tương đối ắt khoảng 9,5% và TFP đóng góp 29,4%. Trong thực tế, tỷ lệ tăng vốn ở Trung Quốc sau khi cải cách không cao hơn trước khi cải cách, thậm chắ còn thấp hơn chút ắt, trong khi đó TFP tăng rõ rệt với tỷ lệ đóng góp đạt xấp xỉ 30%. Theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng thế giới tỷ lệ đóng góp của TFP vào TTKT của Trung Quốc trong khoảng 10 năm lại đây lên tới xấp xỉ 40%.

Trong giai đoạn tới, Trung Quốc ắt có khả năng tăng nhiều sức lao động mặc dù lượng cung sức lao động tuyệt đối trong tương lai còn lớn, song tỷ lệ tăng không thể quá cao (những năm 80, tỷ lệ tăng bình quân là 3%, những năm 90 giảm xuống 1,1% và dự báo những năm 2000 giảm tiếp còn 1%). Về nguồn vốn cho tăng trưởng, theo dự báo tỷ lệ dự trữ trong nước của Trung Quốc khoảng 40% nên nguồn vốn đầu tư cũng không thể

vượt quá xa ngưỡng trên. Chắnh vì vậy, Trung Quốc chủ trương coi nâng cao TFP là mấu chốt tăng trưởng GDP trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w