Mô hình TTKT

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 44 - 49)

Mô hình TTKT là tổng thể các nội dung cơ bản nhất về TTKT thông qua mô tả phương thức vận động, mối quan hệ nhân quả giữa các biến số kinh tế với quá trình đạt được các kết quả TTKT.

Phân tắch mô hình TTKT là việc xem xét quá trình tăng trưởng được diễn ra và tạo nên bởi yếu tố nào, yếu tố nào đóng vai trò quyết định, chi phối đến TTKT. Điều này có ý nghĩa quan trọng nhằm xác định phương hướng tác động của chi NSNN đến các yếu tố TTKT.

Việc xác định các yếu tố cấu thành hay tạo nên bởi quá trình tăng trưởng được thể hiện qua nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy, khi phân tắch mô hình tăng trưởng cũng cần phải xem xét trên nhiều khắa cạnh. Nghiên cứu lý thuyết TTKT nói trên có thể khái quát thành các mô hình tăng trưởng sau đây:

- Mô hình tăng trưởng theo cấu trúc các yếu tố đầu vào; - Mô hình tăng trưởng theo ngành kinh tế

(1)Mô hình tăng trưởng theo cấu trúc các yếu tố đầu vào

TTKT xét về phương diện đầu vào có 3 yếu tố cấu thành: vốn (K), lao động (L) và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). Theo hàm sản xuất Y = F (K, L, TFP) thì K và L được xem là yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng còn TFP là yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu.

Xem xét tăng trưởng theo cấu trúc các yếu tố đầu vào bên cạnh đánh giá tỷ trọng đóng góp của các yếu tố K, L, TFP cần xem xét các chỉ số để đánh giá hiệu quả như hệ số vốn (hệ số ICOR), năng suất lao động...thông

qua đó để có được kết luận xác đáng về mô hình tăng trưởng theo chiều rộng hay chiều sâu, mô hình tăng trưởng hiệu quả hay chưa hiệu quả.

Các yếu tố của hàm sản xuất theo mô hình tăng trưởng của cấu trúc các yếu tố đầu vào được xem xét cụ thể như sau:

* Vốn

Vốn luôn được coi là yếu tố đầu vào quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vốn trong nền kinh tế tồn tại dưới 2 dạng: tiền và các tư bản không phải là tiền như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông: đường xá, cầu cống, đê điều...Quá trình sản xuất sẽ làm tiêu hao vốn để chuyển hóa số tiêu hao đó thành sản phẩm. Vì vậy, sau một quá trình sản xuất hoàn tất, việc tắch lũy vốn để tiếp tục quá trình sản xuất tiếp theo và các quá trình sản xuất sau là rất cần thiết, vốn bằng tiền được tắch lũy từ sau quá trình lưu thông sản phẩm, hàng hóa, vốn từ các tài sản không phải là tiền được tắch lũy từ phần trắch lại theo một tỉ lệ nhất định để bù đắp cho những tiêu hao mà các tài sản đó mất đi trong quá trình sử dụng (trắch hao mòn TSCĐ). Tuy nhiên, mức độ tắch lũy còn phụ thuộc vào yếu tố tiêu dùng, tắnh toán trên tổng vốn không đổi, nếu tiêu dùng tăng thì tắch lũy sẽ giảm và ngược lại. Nguồn vốn tắch lũy tăng là cơ sở để mở rộng đầu tư.

Vì vậy, đối với các nước nghèo và đang phát triển việc tăng tắch lũy để tăng đầu tư có ý nghĩa quan trọng.

- Đầu tư làm thay đổi tổng cầu, chiều hướng tăng trưởng và tắnh ổn định kinh tế vĩ mô. Trong ngắn hạn, vốn đầu tư là bộ phận có tỷ trọng và độ dao động lớn trong chi tiêu. Do vậy nó sẽ kéo theo độ co dãn và chiều hướng chuyển dịch của tổng cầu, sản lượng thực tế, giá cả cùng với các yếu tố khác thuộc về tắnh ổn định kinh tế vĩ mô.

- Đầu tư làm thay đổi số lượng và chất lượng của tổng cung. Trong trung hạn, dài hạn thông qua đầu tư kỹ thuật được đổi mới, năng lực sản xuất tăng lên, trình độ nhân lực được cải thiện tổng cung tăng.

- Thông qua đầu tư, dưới tác động của các chắnh sách và công cụ quản lý; cơ cấu ngành, cơ cấu kỹ thuật, cơ cấu vùng kinh tế được chuyển dịch. Các nguồn tài nguyên khác được sử dụng có hiệu quả hoặc có thêm điều kiện để kết hợp hiệu quả hơn trong hoạt động kinh tế.

- Đầu tư là điều kiện và dung môi để kết chuyển các thành tựu KHCN. Với những tác động trên đây, ngày nay người ta coi đầu tư là chìa khóa của sự phát triển. Cần chú ý rằng, sự tác động của vốn đầu tư và vốn sản xuất đến tăng trưởng không những là những quá trình riêng lẻ mà còn là những quá trình lồng ghép tác động liên tục vào nền kinh tế.

* Lao động

Các nhà khoa học từ TK 17, 18 như D. Ricardo hay A.Smith đã khẳng định nguồn lực để tạo ra của cải trong xã hội là lao động và tài nguyên (đất đai)[28,2]. Nguyên lý đó vẫn còn có giá trị tắnh cho đến thời điểm hiện tại. Lao động vẫn là yếu tố đầu vào quan trọng quyết định đến kết quả đầu ra của quá trình sản xuất xã hội. Khi trình độ KHKT ngày càng phát triển, thì yếu tố lao động được đề cập nhiều hơn ở khắa cạnh trình độ và chất lượng lao động. Trình độ và chất lượng lao động càng cao thì số lượng và chất lượng sản phẩm xã hội làm ra càng nhiều. Chất lượng lao động ở đây được hiểu theo nghĩa rộng đó là trình độ được giáo dục, sức khỏe của nguồn nhân lực và số lượng, chất lượng những công cụ, thiết bị trang bị cho người lao động.

Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là bộ phận dân số trong độ tuổi lao

động theo quy định của pháp luật, có khả năng, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài (trên) độ tuổi đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.

Số lượng nhân lực chỉ mới phản ánh một mặt sự đóng góp của họ vào tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chất lượng nhân lực đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế thông qua việc tăng năng suất lao động, năng

suất các tài nguyên được sử dụng thông qua tắnh tắch cực và sáng tạo của nó.

Chất lượng nhân lực được đánh giá qua trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn (trắ lực) và sức khỏe (thể lực) của từng cá nhân và tập thể người lao động.

Chất lượng nhân lực phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu như: chất lượng hệ thống giáo dục bao gồm việc lao động được trang bị kiến thức nghề, kỹ năng làm việc cũng như kinh nghiệm làm việc được tắch luỹ; dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe.

* Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)

TFP là yếu tố tổng hợp phản ánh tác động của yếu tố KHCN, vốn nhân lực, các khắa cạnh thể chế, cơ chế tác động đến khả năng tiếp nhận, nghiên cứu và vận hành KHCN và vốn nhân lực vào hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế.

Công thức xác định chỉ số TFP

- Trường hợp khi hàm sản xuất có 2 yếu tố là vốn (K) và lao động (L)

Yt = At F[KtLt]

Trong hàm sản xuất trên thì At là chỉ số TFP

- Trường hợp hàm sản xuất Cob Ờ Doughlas:

Y = AKαL1-α

Thì A là chỉ số TFP và được xác định bằng công thức TFP = A =

Trong đó: Y là sản lượng

L là số lượng lao động đầu vào K là vốn

A là năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)

α và β là hệ số co giãn theo sản lượng của lao động và vốn, chúng được cố định và do công nghệ quyết định.

Với công thức xác định như trên thì TFP phản ảnh hiệu quả của các nguồn lực được sử dụng vào sản xuất, ngoài ra TFP còn phản ánh hiệu quả do thay đổi công nghệ, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ quản lý...Nâng cao TFP chắnh là nâng cao hiệu quả sản xuất của các yếu tố đầu vào. Để tăng GDP an toàn và bền vững cần phải nâng cao mức đóng góp của TFP trong tỷ lệ tăng GDP.

Yếu tố đóng góp làm tăng TFP chắnh là sự phát triển của KHCN.

KHCN là bộ phận của nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển. KHCN một trong những nhân tố có vị trắ trung tâm, nối kết các nguồn lực, giữ vai trò quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế; góp phần mở rộng khả năng và thay đổi cách thức sản xuất; thúc đẩy nhanh việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu KT Ờ XH; phát triển công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh của các hàng hóa dịch vụ, đáp ứng được với nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế - xã hội.

Như vậy, có thể nói TFP là nhân tố vô hình được tạo nên từ việc đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến phương thức quản lý, nâng cao trình độ lao động...vì thế tăng trưởng dựa vào TFP được coi là tăng trưởng bền vững. Xu hướng phát triển hiện tại để tăng năng suất lao động trong điều kiện nguồn lực hữu hình như vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên là có hạn thì yếu tố TFP được coi là yếu tố quan trọng tạo nên sự tăng trưởng kinh tế.

(1) Mô hình tăng trưởng theo ngành

Kết quả của TTKT phụ thuộc vào sự đóng góp của các ngành kinh tế. Nếu xem xét nền kinh tế theo 3 khu vực: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp Ờ xây dựng, dịch vụ. Khi xem xét mô hình tăng trưởng theo góc độ ngành cần dựa vào các yếu tố:

- Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng đóng góp của mỗi ngành trong kết quả tăng trưởng.

- Tắnh chất hoạt động và xu thế đóng góp của tăng trưởng vào những sản phẩm có tắnh chất công nghệ khác nhau. Vắ dụ: đối với ngành công nghiệp là sự đóng góp của công nghiệp chế biến, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến sản phẩm có dung lượng vốn và công nghệ cao; tỷ trọng đóng góp của nhóm ngành sản phẩm có giá trị gia tăng lớn trong ngành. Hay trong nhóm ngành dịch vụ: sự đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, xu thế đóng góp và quy mô tăng trưởng của các ngành dịch vụ chất lượng cao như tài chắnh, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch...

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w