2010 Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp Ờ xây dựng Dịch vụ
3.1.1. Bối cảnh quốc tế
Trong giai đoạn 2011 Ờ 2020, Việt Nam sẽ hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, vì thế những biến động của kinh tế quốc tế cũng sẽ tác động vào nền kinh tế Việt Nam trên các giác độ nhất định. Diễn biến của bối cảnh tình hình quốc tế có thể xem xét ở một số góc độ sau:
Thứ nhất, về an ninh Ờ chắnh trị, trong khu vực và trên thế giới tiếp
tục có những xung đột và bất ổn định về an ninh, những tranh chấp giữa các quốc gia để dành quyền kiểm soát các nguồn lợi kinh tế lớn như dầu mỏ, khoáng sản... sẽ tạo ra những yếu tố không thuận lợi cho phát triển kinh tế thế giới nói chung và đặc biệt đối với các nước có trình độ phát triển thấp. Tuy nhiên, xu hướng bất ổn chỉ là tạm thời và cục bộ, trong giai đoạn tới, các quốc gia vẫn có xu hướng xắch lại vì sự phát triển chung. Nhiều khu vực kinh tế, lãnh thổ sẽ vượt qua biên giới quốc gia để hình thành một thị trường lớn. Điều đó đã ra nhiều cơ hội để cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam tham gia hội nhập. Xu hướng phát triển kinh tế toàn cầu sẽ tác động vào khả năng hợp tác kinh tế quốc tế làm gia tăng các hoạt động về thu hút vốn, trao đổi hàng hoá ngoại thương, trao đổi công nghệ. Bên cạnh đó, khi tham gia các liên kết quốc tế này, Việt Nam phải tuân thủ Ộluật chơiỢ chung như cắt giảm thuế, xoá bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường...các ngành và doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh không những trong nước mà còn với các doanh nghiệp nước ngoài. Điều đó sẽ đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước sức ép là cải thiện để tồn tại và phát triển hoặc là phá sản.
Thứ hai, trong thập kỷ tới KHCN sẽ có những bước phát triển vượt
bậc. Các nước đang phát triển sẽ chuyển nhanh sang thời đại công nghệ cao. Kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh và trở thành lợi thế của mỗi quốc gia và là một phần không thể thiếu để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững của kinh tế. Cùng với sự phát triển KHCN của thế giới, mặt bằng KHCN của Việt Nam sẽ được cải thiện, tuy nhiên cũng đặt ra những gánh nặng bắt buộc phải đổi mới công nghệ. Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc thu hút vốn đầu tư cùng với những công nghệ hiện đại là một trong những chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế.
Thứ ba, nguồn lực về tài nguyên trên thế giới có xu hướng giảm và
sống và phát triển kinh tế như năng lượng: dầu, than... tài nguyên rừng: gỗ. Sự cạn kiệt tài nguyên làm cho giá cả của các mặt hàng này tăng cao đã tác động mạnh lan chuyền tăng giá các nhóm mặt hàng khác trên toàn thế giới, góp phần tạo ra việc gia tăng lạm phát tại các quốc gia và hạn chế tốc độ TTKT.
Thứ tư, xu hướng chuyển dịch lao động trên toàn cầu tác động đến
nguồn nhân lực trong nước. Việc toàn cầu hoá kinh tế dẫn đến việc dễ dàng di chuyển lao động của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Xu hướng di chuyển những lao động có trình độ cao từ các quốc gia đang phát triển sang các quốc gia phát triển đang diễn ra mạnh, tạo ra luồng Ộchảy máu chất xám lớnỢ của các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các quốc gia đang phát triển tại Châu Á Ờ Thái Bình Dương là những quốc gia có nguồn lực lao động dồi dào nhất và đây là một trong các yếu tố nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ của các quốc gia này.
Trước bối cảnh về hội nhập kinh tế quốc tế cũng như yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực sẽ tác động lớn đến khả năng tham gia xuất khẩu lao động của nước ta, khả năng đáp ứng nhu cầu về lao động có trình độ cao của các doanh nghiệp trong nước.
Thứ năm, các vấn đề môi trường và phát triển bền vững trở thành sự
quan tâm chung của tất cả các quốc gia. Sự tác động ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của các hiện tượng môi trường như biến đổi khắ hậu gây lũ lụt, sạt lở đất, sóng thần, động đất... là vấn đề không chỉ của một quốc gia mà còn là của cả thế giới. Do đó, trong thập kỷ tới, bên cạnh các chiến lược phát triển kinh tế, Việt Nam cũng phải có các giải pháp toàn diện, đồng bộ cho các vấn đề môi trường để đảm bảo phát triển bền vững.