Ổn định tỷ lệ chi NSNN so với GDP

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 139 - 141)

2010 Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp Ờ xây dựng Dịch vụ

3.3.2.Ổn định tỷ lệ chi NSNN so với GDP

Tỷ trọng chi NSNN trong tổng GDP phản ánh tầm ảnh hưởng của chi NSNN đối với nền kinh tế xã hội. Trong giai đoạn 2001 Ờ 2010 tỷ lệ chi NSNN có nhiều biến động: từ mức 24,67%GDP năm 2001 tăng lên mức kỷ lục 34,92%GDP năm 2007 và giảm còn 31,88%GDP năm 2010, đạt mức trung bình 31%GDP/nãm. Đây là tỷ lệ khá cao trong điều kiện thực hiện mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng.

Để thực hiện mô hình tăng trưởng chiều rộng kết hợp chiều sâu, tác giả đề xuất tỷ lệ chi NSNN so với GDP trong giai đoạn 2011- 2020 ổn định ở mức 27 - 28%GDP. Đây là tỷ lệ hợp lý xuất phát từ lý do như sau:

Thứ nhất, nếu tỷ lệ chi NSNN thấp ở mức 25-27% GDP sẽ không đủ

cho cơ sở hạ tầng, cung ứng hàng hoá, dịch vụ công và đảm bảo an sinh xã hội.

Thứ hai, nếu tỷ lệ chi NSNN quá cao, từ 30-35% GDP sẽ dẫn đến khả

năng thiếu hụt nguồn lực do thu không đủ đáp ứng nhu cầu chi và làm gia tăng bội chi và nợ công, đưa đến xu hướng lạm phát và giảm hiệu quả tăng trưởng.

Thứ ba, tỷ lệ chi NSNN ổn định ở mức 27-28%GDP là hợp lý so với khả năng huy động nguồn thu hợp lý và mức bội chi cho phép trong giới hạn an toàn.Cụ thể:

Nếu xét mối quan hệ: tổng chi = tổng thu + bội chi

Theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược đổi mới chắnh sách và hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, để thuế có tác động tắch cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì tỷ lệ động viên thu NSNN ổn định ở mức 22 -2 3% GDP. Trong điều kiện của Việt Nam, mức bội chi cao nhất có thể chấp nhận nằm trong giới hạn không quá 5% GDP. Vì vậy, tỷ lệ chi NSNN so GDP cũng phải ổn định trong giới hạn 27 - 28% GDP để phát huy tối đa hiệu quả của các công cụ điều tiết kinh tế là thu chi và bội chi NSNN.

Tuy nhiên, khi xem xét tỷ lệ chi NSNN so với GDP phải xem xét trong cả giai đoạn, có thể tắnh theo từng giai đoạn ổn định NS trong thời gian từng năm hoặc theo kế hoạch NS trung hạn 3 năm, nhưng mức trung bình của cả giai đoạn 10 năm được ổn định ở mức 27-28% GDP.

Chẳng hạn, trong những năm đầu của giai đoạn 2011 Ờ 2020, Nhà nước phải đảm bảo thực hiện các giải pháp để đưa nền kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng và một trong những công cụ Nhà nước sử dụng nhằm tạo hiệu quả tức thời đó là tăng đầu tư thông qua các gói kắch cầu vào nền kinh tế. Do đó, trong những năm đầu của giai đoạn 2011 Ờ 2020 có thể tỷ trọng chi NSNN so GDP sẽ cao hơn mức trung bình, thậm chắ có thể đạt tỷ lệ 32- 35% GDP để thực hiện nhiệm vụ nói trên. Nhưng trong dài hạn, khi nền

kinh tế đã đạt được những trạng thái cân bằng nhất định thì Nhà nước phải trở lại với vai trò điều tiết vĩ mô của mình và tỷ lệ chi NSNN không nên vượt quá 30% GDP để đảm bảo cân đối NS và đảm bảo tỷ lệ nợ công trong ngưỡng có thể kiểm soát được.

Tỷ lệ chi trong dài hạn nên được giới hạn và ổn định kể cả trong trường hợp thu tăng. Nếu tỷ lệ động viên thu NSNN tăng và ổn định được số chi thì tỷ lệ bội chi sẽ giảm hoặc có điều kiện tăng dự trữ cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 139 - 141)