1.2.2.1. Lý thuyết về TTKT
Qua rất nhiều các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau, nền kinh tế thế giới đã ghi nhận về sự ra đời của rất nhiều các học thuyết về phát triển kinh tế nói chung và các mô hình TTKT nói riêng. Các nhà kinh tế học từ các trường phái cổ điển như Adam Smith, David Ricardo, C.Mac đến trường phái tân cổ điển như J. Keynes, Harrod Ờ Domar và các nhà kinh tế học hiện đại như W.Lewis hay Robert Solow đều đưa ra các mô hình TTKT khác nhau với các cách tiếp cận khác nhau về vai trò của một hoặc nhiều yếu tố đầu vào tác động làm gia tăng sản lượng đầu ra, thúc đẩy TTKT.
Theo Adam Smith TTKT là tăng đầu ra tắnh theo bình quân đầu người hoặc tăng sản phẩm lao động (thu nhập ròng của xã hội). Hàm sản lượng mà ông đưa ra phụ thuộc vào 5 nhân tố: sức lao động, tiền vốn, đất đai, tiến bộ kỹ thuật và môi trường KT - XH. Trong 5 yếu tố trên ông coi sức lao động và vốn là 2 yếu tố quan trọng cho sự tăng trưởng với lý luận rằng: muốn tăng của cải thì phải tăng số người sản xuất và nâng cao năng suất lao động, nhưng để tăng số người lao động mang tắnh sản xuất thì phải tăng tư bản tắch lũy và cải tiến công cụ lao động. Adam Smith đề cao vai trò của qui luật thị trường trong giải quyết các vấn đề xung đột kinh tế mà không cần có sự can thiệp của Nhà nước.
(2 )Lý thuyết tăng trưởng của Các Mác
Theo C.Mác cơ sở của tăng trưởng xuất phát từ tắch lũy tư bản và nguồn gốc của tắch lũy tư bản xét trên qui mô toàn xã hội là giá trị thặng dư do lao động làm thuê tạo ra. Theo ông có 4 yếu tố tác động đến sự mở rộng tái sản xuất là: đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật. Trong đó ông đặc biệt đề cao vai trò của lao động trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư. C. Mác đưa ra khái niệm tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, trong đó tổng sản phẩm xã hội gồm 2 phần: một phần để bù đắp những tư liệu sản xuất đã hao phắ tương đương giá trị tư bản bất biến (c); một phần là giá trị mới sáng tạo ra, bằng giá trị tư bản khả biến (v) và giá trị thặng dư (m). Bộ phận giá trị mới sáng tạo ra (v+m) gọi là thu nhập quốc dân. Như vậy theo ông thu nhập quốc dân chắnh là giá trị mới do lao động sáng tạo ra trên phạm vi toàn xã hội trong thời gian một năm. Từ căn cứ đó, C. Mác đã đưa ra điều kiện để có thể tái sản xuất mở rộng đó là giá trị mới sáng tạo ra (v + m) phải lớn hơn tư bản bất biến (c).
Theo ông vai trò của các chắnh sách kinh tế của nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng tắch lũy tư bản, thúc đẩy kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 Ờ 1933 diễn ra chứng tỏ học thuyết Ộtự do điều tiếtỢ của thị trường và Ộbàn tay vô hìnhỢ của các nhà kinh tế tân cổ điển không còn phù hợp. J.Keynes đã cho ra đời cuốn sách ỘLý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệỢ đánh dấu sự ra đời của một học thuyết kinh tế mới.
Nền kinh tế có xu hướng tự điều chỉnh đi đến cân bằng ở một mức sản lượng nào đó dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho tất cả mọi người, tại nơi mà những khoản chi tiêu mới cho đầu tư được hình thành từ tiết kiệm bắt đầu được bơm vào hệ thống kinh tế.
Sự cân bằng của nền kinh tế được mô tả theo sơ sồ:
Có 2 đường tổng cung AS Ờ LR phản ánh mức sản lượng tiềm năng và AS Ờ SR phản ánh khả năng thực tế. Cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết ở mức sản lượng tiềm năng, thông thường sản lượng thực tế đạt ở mức cân bằng nhỏ hơn mức sản lượng tiềm năng (Y0<Y*)
* Vai trò của Chắnh phủ và chi tiêu của Chắnh phủ với TTKT:
Theo J.M.Keynes, để đảm bảo sự cân bằng kinh tế, khắc phục thất nghiệp, khủng hoảng và duy trì sự TTKT thì không thể dựa vào sự điều tiết của thị trường mà cần phải có sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế để tăng cầu có hiệu quả, kắch thắch tiêu dùng, sản xuất, kắch thắch đầu tư để
đảm bảo việc làm và tăng thu nhập. Theo ông, Chắnh phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng thông qua các hoạt động như: đầu tư Nhà nước, tắn dụng Nhà nước, các hình thức khuyến khắch tiêu dùng.
Về đầu tư Nhà nước, Keynes cho rằng NSNN là một công cụ hữu hiệu trong việc kắch thắch đầu tư tư nhân cũng như tiêu dùng của Nhà nước. Ông chủ trương thông qua các đơn đặt hàng của Nhà nước, hệ thống mua của Nhà nước, trợ cấp tài chắnh tắn dụng sẽ tạo ra sự ổn định về lợi nhuận và đầu tư cho tư bản độc quyền.
(1)Lý thuyết TTKT hiện đại.
Đại diện cho trường phái kinh tế học hiện đại P.A.Samuelson với tác phẩm "Kinh tế học"- 1948. Dựa trên những lý luận cơ bản về kinh tế học của Keynes nhưng ông đưa ra những phân tắch về tác động ảnh hưởng của yếu tố thị trường vào nền kinh tế. Hay nói cách khác nền kinh tế vừa chịu tác động của các chắnh sách và công cụ quản lý vừa chịu tác động của các qui luật thị trường. Sự tác động của 2 yếu tố này như thế nào là do hoàn cảnh KT - XH của từng nước, từng thời kỳ và nhận thức của Chắnh phủ. Vì vậy học thuyết của Samuelson được coi là cơ sở của lý thuyết tăng trưởng hiện đại.
Lý thuyết tăng trưởng hiện đại cũng thống nhất với trường phái tân cổ điển về các yếu tố tác động đến sản xuất: K, L, R, T, và coi các yếu tố này là nguồn gốc của sự tăng trưởng, cũng như thống nhất về hàm tăng trưởng của Cobb - Douglas.
- Lý thuyết này cũng đồng ý với lý thuyết tân cổ điển vai trò của đầu tư với tăng trưởng. Vốn đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng.
Lý thuyết kinh tế hiện đại khẳng định vai trò quan trọng của Chắnh phủ trong việc định hướng, phối hợp các hoạt động của toàn xã hội; ổn định và cân bằng tổng chể; kắch thắch, tạo nhân tố mới cho sự phát triển. Vai trò Chắnh phủ tăng lên không chỉ vì những thất bại của thị trường mà
còn do xã hội đặt ra những yêu cầu mới cao hơn. Trong nền kinh tế vận động theo cơ chế hỗn hợp, Chắnh phủ có bốn chức năng cơ bản: Thiết lập khuôn khổ pháp luật; xác lập chắnh sách ổn định kinh tế vĩ mô, tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế; thiết lập các chương trình tác động tới phân phối thu nhập.