Bảng số 2.3: Chi thường xuyên cho các yếu tố TTKT
Đơn vị tắnh: tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng chi thường xuyên 77,000 84,200 102,522 121,238 149,893 180,069 232,010 325,711 388,860 389,840 Chi cho GD ĐT 16,586 18,314 22,881 25,343 28,611 37,332 43,997 63,547 78,105 84,700 Chi cho y tế 3,935 4,496 5,372 6,009 7,608 11,528 12,688 19,918 27,479 30,055 Chi cho KHCN 1,348 1,364 1,853 2,362 2,584 2,540 2,933 3,859 4,611 5,090
Chi cho môi
trường 0 0 0 0 0 0 0 0 5,263 6,230
(Nguồn: Bộ Tài chắnh)
Về số tuyệt đối, chi NSNN cho GDĐT, KHCN, y tế và môi trường đều tăng lên trong giai đoạn 2001 Ờ 2010. Xét về cơ cấu chi NSNN cho các yếu tố tăng trưởng (GDĐT, KHCN, môi trường) thì chi NSNN cho GDĐTchiếm tỷ trọng trung bình khoảng 20% tổng chi (dao động từ 18,96% đến 22,32% giai đoạn 2001 Ờ 2010); chi NSNN cho KHCN trung bình khoảng 1,4% (từ 1,18% - 1,95%); chi NSNN cho môi trường xấp xỉ 1%.
Biểu đồ 2.10: Chi NSNN với các yếu tố TTKT
(Nguồn: Tổng Cục thống kê)
* Chi NSNN cho GDĐT:
Nhằm mục đắch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nên chi NSNN cho GDĐT luôn được ưu tiên và tăng nhanh về quy mô chi cũng như tỷ trọng trong chi NSNN. Nếu năm 2001 số chi cho GDĐT mới chỉ là 16.586 tỷ đồng chiếm 21,5% tổng chi thường xuyên; năm 2005 mức chi đã tăng lên 28.611 tỷ đồng, bằng 21,7% tổng chi. Năm 2010 số chi NSNN cho GDĐTlà 84.700 tỷ đồng chiếm 21,7%. Trong những năm 2008 Ờ 2009 nhưng chi NSNN cho giáo dục vẫn đảm bảo ở mức xấp xỉ 20% tổng chi NSNN. Như vậy có thể thấy sự quan tâm đầu tư của Nhà nước đối với việc phát triển chiều sâu cho nguồn nhân lực được thể hiện rõ qua tỷ trọng chi NSNN cho GDĐT luôn ổn định ở mức trung bình 20%. Chi NSNN cho giáo dục thể hiện qua hai nội dung: chi thường xuyên nhằm duy trì hoạt động giảng dạy tại hệ thống các trường học công lập và chi đầu tư cơ sở hạ tầng cho giáo dục như xây mới hệ thống trường học, mua sắm trang thiết bị dạy học như hệ thống máy tắnh, máy chiếu ... Với quan điểm, đầu tư cho
giáo dục là đầu tư phát triển, vì vậy xu hướng tăng chi NSNN cho GDĐT là xu hướng tất yếu để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững.
Bảng số 2.4. Tỷ lệ chi NSNN cho GDĐT ở một số quốc gia trên thế giới
Nước Năm tài chắnh Tỷ lệ chi cho giáo dục đào tạo trong GDP (%)
Nhóm nước phát triển (OECD)
Úc 2004 4,8 Pháp 2004 5,8 Đức 2004 4,6 Hungary 2004 5,4 Nhật 2003/04 3,6 Hàn Quốc 2004 4,6 Anh 2003/04 5,3 Mỹ 2003/04 5,3
Bình quân của nhóm nước phát triển 2004 5,4
Nhóm nước mới phát triển
Chi Lê 2005 3,5 ấn Độ 2003/04 3,6 Indonesia 2003 0,9 Jamaica 2004/05 5,1 Malaysia 2004 6,2 Philippin 2004 2,7 Thái Lan 2004/05 4,3
Tỷ lệ bình quân của nhóm nước mới phát
triển 2004 3,9
Việt Nam 2006 5,6
(Nguồn: UNESCO/UIS WEI và OECD countries, OECD, 2007)
*Chi NSNN cho KHCN
Chi NSNN cho hoạt động KHCN trong giai đoạn 2001 Ờ 2010 tăng về số tuyệt đối, năm 2001 số chi NSNN cho KHCN là 1.348 tỷ đồng, năm 2005 số chi NSNN cho KHCN tăng lên gấp đôi là 2.584 tỷ đồng và năm 2010 số chi NSNN cho KHCN tăng gấp 5 lần so với năm 2001 là 5.090 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ chi cho KHCN trong tổng chi NSNN chiếm tỷ trọng
rất nhỏ trên dưới 1,5% và trong giai đoạn 2001 Ờ 2010 chưa năm nào tỷ lệ này đạt mốc 2%. Như vậy, mặc dù nhận thức được vai trò của KHCN đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay là hết sức quan trọng, hay nói cách khác đầu tư phát triển KHCN tức là đầu tư cho việc gia tăng của yếu tố TFP trong tăng trưởng, sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trong các hoạt động kinh tế trong nước và quốc tế, tuy nhiên số chi NSNN cho KHCN vẫn còn quá nhỏ so với số chi NSNN cho GDĐT. Nội dung chi NSNN cho KHCN chủ yếu tập trung cho chi thường xuyên nhằm duy trì hoạt động quản lý nhà nýớc trong lĩnh vực KHCN và duy trì hoạt động của các đơn vị sự nghiệp cung cấp các dịch vụ về KHCN, bên cạnh đó một phần chi cho hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực KHCN và chi đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các đơn vị trong lĩnh vực này.
* Chi NSNN cho y tế.
Cũng giống như GDĐT, y tế đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các hoạt động khám chữa bệnh, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu.... nhằm nâng cao chỉ số sức khoẻ cho người dân. Trong giai đoạn 2001 Ờ 2010 tỷ trọng chi NSNN cho y tế tăng qua các năm, năm 2001 là 5,11% trong tổng chi , năm 2005 là 5,08% và năm 2010 là 7,71%.
*Chi NSNN cho hoạt động môi trường.
Sự phát triển nóng của nền kinh tế sẽ tạo ra những Ộtác dụng phụỢ đối với xã hội, một trong những Ộtác dụng phụỢ có thể nhìn thấy rõ rệt nhất đó là ô nhiễm môi trường bao gồm: ô nhiễm môi trường đất, nước, môi trường sống. Hậu quả của ô nhiễm môi trường đem lại là hết sức nghiêm trọng vì nó sẽ tác động trong một thời gian dài, ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế đi cùng với khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên như: tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản... cũng sẽ dẫn đến sự xáo trộn môi trường, biến đổi khắ hậu, gây ra những hậu quả rất tiêu cực cho môi trường
sống của con người như mưa bão, lũ lụt, hạn hán... Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bảo vệ môi trường, và hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, Nhà nước đã có đầu tư thắch đáng cho hoạt động này thể hiện cụ thể qua số chi NSNN qua các năm từ 2006 Ờ 2010 cho hoạt động môi trường tăng lên năm 2006 là 0,9%, nhưng đến năm 2010 là 1,1%. Và có thể so sánh thấy, tỷ trọng chi NSNN cho hoạt động môi trường cao hơn tỷ trọng chi NSNN cho KHCN và văn hoá, thể thao. Chứng tỏ sự chú trọng quan tâm đầu tư của NSNN cho hoạt động này.
2.1.3. Thực trạng cơ cấu chi NSNN cho các ngành kinh tế
Nếu chia các ngành kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế thành ba nhóm là: nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ, thì trong giai đoạn 2001 Ờ 2010 số chi NSNN cho các nhóm ngành nói trên được thể hiện thông qua cơ cấu như sau:
Bảng số 2.5: Chi NSNN cho các nhóm ngành kinh tế giai đoạn 2001 Ờ 2010
Đơn vị tắnh: %
Ngành 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Nông lâm ngư nghiệp 12.2 8.4 8.8 7.0 7.2 6.8 6.8 9.5 5.9 5.8 Công nghiệp và XD 22.3 27.1 28.3 23.1 22.9 23.2 26.3 26.6 21.8 19.8
Dịch vụ 65.5 64.5 62.9 69.9 69.9 70 66.9 63.9 72.3 74.4
Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100
(Nguồn: Bộ Tài chắnh)
Qua số liệu của bảng 2.4 cho thấy tỷ trọng chi NSNN cho dịch vụ chiếm phần lớn trong tổng chi NSNN trung bình xấp xỉ 70% trong giai đoạn 2001 Ờ 2010 trong đó có những năm tỷ trọng này trên 70% như năm 2009 là 72,3%, năm 2010 là 74,4%. Trong khi đó số chi NSNN cho công nghiệp và dịch vụ có xu hướng biến động theo hình sin ở hai giai đoạn 2001 Ờ 2005 và 2006 Ờ 2010 tăng ở những năm giữa của giai đoạn và có xu hướng giảm ở những năm cuối giai đoạn. Cụ thể, năm 2001 tỷ trọng chi NSNN cho công nghiệp và xây dựng là 22,3%, tăng lên 27,1% năm 2002
và 28,3% năm 2003 sau đó giảm xuống 22,9% năm 2005; tương tự trong giai đoạn 2006 Ờ 2010 tỷ trọng chi NSNN cho công nghiệp và xây dựng là 23,2% năm 2006 tăng lên 26,6% năm 2008 và giảm về 19,8% năm 2010.
Số chi NSNN cho nông, lâm ngư nghiệp qua các năm trong giai đoạn 2001 Ờ 2010 đều chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi với tỷ lệ trung bình là 7,8% và có xu hướng giảm. Năm 2001 tỷ lệ chi NSNN cho nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp so với tổng chi là 12,2%, tỷ lệ này giảm xuống 8,5% trong những năm 2002 Ờ 2003, giảm xuống 7% trong những năm 2004 Ờ 2007 và giảm tiếp xuống còn 5,9% những năm 2009 Ờ 2010.
Xem xét cụ thể về cơ cấu chi NSNN cho các ngành trong nhóm ngành công nghiệp và xây dựng bao gồm: công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp khai thác mỏ và xây dựng. Trong nhóm ngành dịch vụ xem xét đến tỷ trọng chi NSNN cho các ngành như: văn hoá thể thao, phục vụ cá nhân và cộng đồng; quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, đảng, đoàn thể; y tế, cứu trợ xã hội; KHCN, GDĐT; thương mại, dịc vụ tài chắnh Ờ ngân hàng; điện, khắ đốt, nước, giao thông vận tải, thông tin.
Bảng số 2.6: Tỷ trọng chi NSNN cho các ngành trong nhóm ngành CN và XD giai đoạn 2001 Ờ 2010 Đơn vị: % Ngành 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Xây dựng 2.4 5.2 5.1 4.6 4.6 4.8 4.9 6.7 5.0 4.6 CN chế biến 10.3 15.2 14.9 9.3 9.7 10.3 13.5 9.4 9.9 8.5 CN khai thác mỏ 9.6 6.7 8.3 9.2 8.6 8.1 7.9 10.5 6.9 6.7 CN và XD/ Tổng chi NSNN 22.3 27.1 28.3 23.1 22.9 23.2 26.3 26.6 21.8 19.8 (Nguồn: Bộ Tài chắnh)
Có thể thấy trong các nhóm ngành công nghiệp và xây dựng thì số chi NSNN cho công nghiệp chế biến giai đoạn 2001 Ờ 2010 chiếm tỷ trọng trung bình là 11% trong tổng chi NSNN; công nghiệp khai thác mỏ là 8,3% và xây dựng là 4,8%. Xem xét về cơ cấu chi NSNN cho ba ngành kể trên trong số chi NSNN cho nhóm ngành công nghiệp và xây dựng thì tỷ trọng
chi NSNN cho công nghiệp chế biến chiếm cao nhất 46%, sau đó là công nghiệp khai thác mỏ 34% và xây dựng chiếm 20%.
Về xu hướng biến động: số chi cho công nghiệp khai thác mỏ ổn định từ 7% đến 10%, công nghiệp chế biến tăng giảm thất thường từ 8% đến 15%, xây dựng ổn định ở mức trên 4% đến trên 5%.
Bảng số 2.7: Tỷ trọng chi NSNN cho các ngành trong nhóm ngành dịch vụ giai đoạn 2001 Ờ 2010 Đơn vị: % Ngành 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 VH, TT, phục vụ cá nhân và cộng đồng 6.7 8.1 8.9 8.4 8.9 10.3 7.2 9.3 8.7 6.9 Quản lý NN, an ninh, QP, đảng, đoàn thể 5.2 3.0 3.8 6.3 6.4 6.8 7.1 11.0 7.2 7.9 Y tế, cứu trợ xã hội 2.4 2.2 2.5 3.9 3.4 3.2 3.3 4.5 2.9 2.7 KHCN, GD ĐT 8.5 4.2 5.1 6.8 6.3 6.7 6.3 8.9 5.0 5.5
Thương mại, tài
chắnh Ờ ngân hàng 4.0 6.5 5.3 4.4 3.9 4.0 4.9 7.1 40.4 44.3 Điện, khắ đốt, GTVT, thông tin 38.6 40.5 37.3 40.1 41.2 39.0 37.8 23.2 72.3 74.4 Dịch vụ/ tổng chi NSNN 65.5 64.5 62.9 69.9 69.9 70 66.9 63.9 (Nguồn: Bộ Tài chắnh)
Qua bảng số liệu cho thấy trong giai đoạn 2001 Ờ 2010 khoảng trên dưới 40% chi NSNN dành cho các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như điện, nước, vận tải, thông tin.
Các ngành liên quan trực tiếp đến phát triển con người như KHCN, GDĐT, y tế và cứu trợ xã hội, văn hoá, thể thao không có sự thay đổi đáng kể: chiếm 17,6% năm 2001 và 19% - 20% năm 2004 Ờ 2006 đã tăng lên 22,7% năm 2008 và giảm xuống 16,6% năm 2009 và tiếp tục giảm xuống còn 14,1% năm 2010. Trong đó KHCN, GDĐT giảm tỷ trọng từ 8,5% năm 2001 xuống 4% - 5% những năm 2002 Ờ 2003, tăng lên 6% - 7% năm 2004 Ờ 2007, tăng lên 8,9% năm 2008 và giảm xuống còn 5% năm 2009 và 5,5% năm 2010. Y tế và cứu trợ xã hội cũng có xu hướng biến động tương tự KHCN và GDĐT, tăng từ 2,4% - 2,5% năm 2001 Ờ 2003 lên 3,2% - 3,9%
năm 2004 Ờ 2007, 4,5% năm 2008 nhưng sụt giảm còn 2,8% năm 2009 và 2,7% năm 2010.
Chi NSNN cho các ngành thương mại, tài chắnh Ờ ngân hàng có xu hướng tăng giảm theo hình sin và có xu hướng tăng chia làm hai chu kỳ là 2001 Ờ 2005 và 2006 Ờ 2010 trong đó đạt đỉnh chu kỳ ở các năm 2002 đạt 6,5% và năm 2009 đạt 8,1%, đáy của hình sin trong chu kỳ 1 ở năm 2005 là 3,9% và ở chu kỳ 2 là năm 2010 đạt 6,9%. Như vậy mặc dù có biến động theo hình sin nhưng số chi NSNN cho thương mại, tài chắnh Ờ ngân hàng vẫn có xu hướng tăng.
2.1.4. Thực trạng bội chi NSNN Việt Nam giai đoạn 2001 Ờ 2010
Thực trạng bội chi NSNN được tắnh theo qui định tại điều 4 Nghị đinh 60/2003/NĐ Ờ CP hướng dẫn thi hành Luật NSNN 2002 [9,35] của Việt Nam như sau:
Bảng số 2.8: Bội chi NSNN theo cách tắnh của Việt Nam
Nội dung 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng Bội chi (tỷ đồng) 29936 34703 40746 48613 64567 66200 115900 120600 Tỷ lệ Bội chi so GDP (%) 4,9 4,9 4,86 4,99 5,65 4,95 6,9 5,5 (Nguồn: Bộ Tài Chắnh)
Trong những năm qua tỷ lệ bội chi ở Việt Nam luôn được dự kiến trong mức 5% GDP. Mặc dù tổng mức bội chi trong thực tế luôn tăng lên năm sau cao hơn năm trước, nhưng tỷ lệ bội chi luôn thấp hơn mức trần 5,0%GDP.
Nếu tắnh bội chi NSNN của Việt Nam bằng phương pháp tắnh theo thông lệ quốc tế (không tắnh phần chi trả nợ gốc vào tổng chi NSNN và không tắnh phần thu từ viện trợ không hoàn lại vào tổng thu NSNN) thì số bội chi tuyệt đối và số bội chi tương đối đều nhỏ hơn so với cách tắnh của Việt Nam. Tuy nhiên, theo thông lệ quốc tế mức bội chi chấp nhận được là không vượt quá 3%GDP.
Bảng số 2.9: Bội chi NSNN của Việt Nam tắnh theo thông lệ quốc tế Nội dung 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng Bội chi (tỷ đồng) 10904 7881 7140 8964 20094 31277 75780 46675 Tỷ lệ Bội chi so GDP (%) 1,8 1,1 0,9 0,9 1,76 2,12 4,51 2,36 (Nguồn: Bộ Tài Chắnh)
Với cả hai cách tắnh nêu trên thì tình hình bội chi của Việt Nam vẫn đang trong giới hạn kiểm soát. Nguyên nhân tỷ lệ bội chi luôn được giữ dưới trần là tình hình tăng thu NSNN cả giai đoạn 2001-2010 được cải thiện: tốc độ tăng thu bình quân đạt 18,8%/năm, trong khi tốc độ tăng chi bình quân hằng năm chỉ là 18,5%. Vì vậy, bội chi NSNN trong giai đoạn này về cơ bản được duy trì ở mức xấp xỉ 5%.
Tuy nhiên, trong hai năm 2007 và 2009 tỷ lệ bội chi thực tế đều vượt cao hơn mức trần lên đến 5,65% GDP theo cách tắnh Việt Nam và 2,9% GDP theo cách tắnh quốc tế năm 2007; tương ứng 6,9% GDP và 3,85% GDP trong năm 2009. Nguyên nhân bội chi trong hai năm này tăng cao là do đây là giai đoạn Việt Nam chịu tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế trong khu vực và trên thế giới, nguồn thu NSNN không tăng trong khi nhu cầu chi tiêu của Nhà nước tăng do Chắnh phủ thực hiện các biện pháp chống suy giảm kinh tế dẫn đến bội chi vượt so với dự kiến.