Kinh nghiệm của Ấn độ

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 68 - 72)

Ấn Độ là một trong bốn quốc gia thuộc nhóm các nước BRICs gồm Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ đạt 8,8% trong giai đoạn 2004 Ờ 2006, 9,4% năm 2006 - 2007. GDP năm 2007 của Ấn Độ đạt mốc một nghìn tỷ USD. Ấn Độ đang phấn đấu để trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển vào năm 2020.

Một trong các yếu tố giúp Ấn Độ có được tốc độ tăng trưởng nhanh đó là chắnh sách phát triển khoa học công nghệ tại quốc gia này. Ấn Độ tập trung phát triển một số ngành công nghệ đem lại giá trị thặng dư cao như: công nghệ thông tin (tin học sinh học, vi điện tử, công nghệ nano, quang tửẦ), công nghệ sinh học, năng lượng hạt nhân, nghiên cứu không gianẦ những thành tựu phát triển của các lĩnh vực công nghệ nói trên tạo nên tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của nền công nghiệp Ấn Độ.

Ngành công nghệ thông tin có mức tăng trưởng từ 30% - 35% trong giai đoạn 2006 Ờ 2008 đạt xấp xỉ 40 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu các phần mềm tin học. Công nghệ sinh học của Ấn Độ cũng có tốc độ tăng trưởng là 35% đạt thu nhập 5 tỷ USD vào cuối năm 2010, tập trung vào công nghệ sinh học cho sản xuất nông nghiệp và công nghệ sinh học y tế phục vụ cho ngành sản xuất và xuất khẩu dược phẩm. Bên cạnh đó, các lĩnh vực nghiên cứu khoa học không gian và năng lượng hạt nhân của Ấn Độ đã đạt được những thành tựu quan trọng đặt Ấn Độ ngang tầm với các quốc gia có thể mạnh lớn trong các lĩnh vực này như: Nga, Mỹ, Trung QuốcẦ Bangalore Ấn Độ được coi là Ộthung lũng silicon thứ haiỢ trên thế giới với sự xuất hiện của rất nhiều các công ty nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ thông tin như: Microsoft, IBM, Google, AdobeẦ

Để đạt được những thành tựu nói trên Chắnh phủ Ấn Độ đã có chiến lược phát triển và các chắnh sách đầu tư thắch hợp nhằm gia tăng khả năng KHCN của quốc gia này.

(1) Về chủ trương, chắnh sách của Nhà nước

Chương trình và chắnh sách phát triển KHCN của Ấn Độ được thực hiện qua năm bước: xây dựng cơ sở hạ tầng; định hướng phát triển lĩnh vực KHCN; thúc đẩy công nghệ trong nước; hướng tới KHCN trong tự do kinh tế.

Bên cạnh đó, để tạo mọi điều kiện cho phát triển KHCN các thủ tục hành chắnh, qui định của Chắnh phủ được nới lỏng, linh hoạt với mục đắch hỗ trợ tối ưu nhất cho các nhà khoa học để họ có thể phát triển ở ngay tại đất nước thay vì theo đuổi sự nghiệp ở nước ngoài. Ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám của quốc gia có nhiều nhà khoa học ưu tú này.

Chắnh phủ Ấn Độ có chắnh sách sử dụng nhân tài đúng đắn nên đã thu hút được khoảng 30.000 nhà khoa học từ nước ngoài trở về làm việc.

(2) Đầu tư của Nhà nước cho phát triển KHCN

Chắnh phủ Ấn Độ đã tăng ngân sách cho nghiên cứu KHCN hàng năm lên 16% trong tổng chi NS của Chắnh phủ. Đầu tư cho KHCN của Chắnh phủ chiếm 85% trong tổng đầu tư toàn xã hội cho KHCN. Trong đó đầu tư của Nhà nước tập trung hỗ trợ nghiên cứu cơ bản cho 1280 dự án, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng của 200 phòng thắ nghiệm và 220 trường đại học. Xây dựng thêm 20 trung tâm nghiên cứu mới.

Ấn Độ đầu tư mạnh cho phát triển nhân sự trong lĩnh vực KHCN. Mỗi năm Ấn độ đào tạo 400.000 kỹ sư và 300.000 cử nhân công nghệ thông tin và chỉ có 20.000 thạc sĩ và gần 1.000 tiến sĩ. Trong năm 2007 Ờ 2008, tỷ lệ nhà nghiên cứu tại Ấn Độ là 156 nhà nghiên cứu trên 1 triệu dân.

1.4.3.Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Để hướng tới mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế trong giai đoạn trước mắt, từ những thành công của Trung quốc và Ấn Độ trong thay

đổi cơ cấu chi NSNN để đạt được kết quả TTKT, Việt Nam có thể rút ra được các bài học cho mình trong việc thay đổi cơ cấu chi NSNN tập trung cho những điểm nhấn để đạt được mục tiêu TTKT cao và bền vững.

Thứ nhất, bài học về tập trung vốn NSNN cho ĐTPT, hiện tại tỷ trọng

vốn đầu tư của NSNN cho đầu tư trong tổng đầu tư toàn xã hội của Việt Nam vẫn chiếm một tỷ trọng lớn, gánh nặng NSNN cho đầu tư vẫn chưa được san sẻ cho các thành phần khác trong nền kinh tế, vì vậy, hiệu quả đầu tư còn chưa cao. Việt Nam có thể học tập Trung quốc về các giải pháp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI để có thêm nhiều nguồn lực tài chắnh cho ĐTPT. Để thu hút được FDI, Việt Nam cần học tập Trung quốc trong việc cải thiện môi trường đầu tư từ chắnh sách pháp luật về đầu tư đến hạ tầng kỹ thuật để thu hút vốn đầu tư, cải thiện hệ thống các chắnh sách về quản lý cũng như nâng cao trình độ nhân lực để có thể tiếp nhận được nguồn vốn FDI vào Việt Nam.

Thứ hai, đầu tư cho giáo dục và KHCN, chú trọng đến yếu tố TFP để

hướng đến mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững. Từ những kinh nghiệm của Trung quốc về đầu tư cho giáo dục và của Ấn Độ đầu tư phát triển KHCN, Việt Nam nên học hỏi để nâng cao hiệu quả các khoản chi NSNN cho giáo dục, không chỉ đơn thuần là tăng chi cho giáo dục mà quan trọng hơn là chiến lược phát triển giáo dục phù hợp với yêu cầu về lực lượng lao động được đào tạo chuyên nghiệp của nền kinh tế xã hội. Trong những năm tới, Việt Nam nên học tập Trung quốc và Ấn Độ đầu tư mạnh cho KHCN để có những bước tiến đột phá trong phát triển kinh tế. Trung quốc đã tăng đầu tư cho KHCN gấp 23 lần trong vòng 20 năm, Ấn Độ chi NSNN cho KHCN chiếm 16% tổng chi, trong khi tỷ lệ đầu tư từ NSNN cho KHCN hiện tại chỉ chiếm 1% trong tổng chi. Trong đó, chi NSNN cho KHCN phải có chiến lược và chắnh sách cụ thể theo các bước mà Ấn Độ đã thực hiện thành công như: xây dựng cơ sở hạ tầng, định hướng lĩnh vực phát triển, thúc đẩy công nghệ trong nước và tiến tới tự do hoá KHCN.

Bên cạnh tăng đầu tư, Việt Nam phải có các chắnh sách thu hút các nhà khoa học giỏi về làm việc trong nước nhằm tận dụng nguồn chất xám cho phát triển kinh tế đất nước. Chắnh sách thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đầu tư cho KHCN.

Yếu tố tạo nên tăng trưởng cao và nhanh của Trung quốc là TFP, Việt Nam cũng nên học tập việc đầu tư cho yếu tố quan trọng này. Trong điều kiện các nguồn lực khác đều là hữu hạn thì việc đầu tư cho TFP có ý nghĩa phát triển lâu bền và đem lại hiệu quả cho TTKT.

Mặc dù mỗi quốc gia có các điều kiện phát triển kinh tế khác nhau, tuy nhiên việc học tập các kinh nghiệm tốt từ các quốc gia khác để có thể áp dụng cho mình là việc cần thiết. Vì thế, Việt Nam nên học tập các kinh nghiệm về sử dụng nguồn lực để phát triển kinh tế của Trung Quốc, Ấn độ cũng như học tập sự thay đổi cơ cấu chi NSNN để đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài như hai quốc gia kể trên.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w