Các giải pháp trong ngắn hạn

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 160 - 162)

2010 Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp Ờ xây dựng Dịch vụ

3.3.8.1.Các giải pháp trong ngắn hạn

(1) Giảm thâm hụt ngân sách thông qua giảm chi tiêu công (giảm đầu tư công và chi thường xuyên) qua đó cắt giảm tổng cầu.

Như đã phân tắch ở chương 2 của luận án, đầu tư từ NSNN luôn chiếm đến 50% tổng đầu tư toàn xã hội. Vì vậy nếu Nhà nước có thể cắt giảm một số khoản đầu tư kém hiệu quả thì sẽ kiềm chế được tốc độ gia tăng của lạm phát. Cũng tương tự như chi đầu tư, chi thường xuyên NSNN nếu được chi tiêu giảm một cách hợp lý thì sức ép của lạm phát cũng sẽ giảm. Trong thời gian qua các giải pháp để giảm chi tiêu công đã được thực hiện bao gồm: (1) cắt giảm nguồn đầu tư từ NSNN và tắn dụng nhà nước, (2) rà soát và cắt bỏ các hạng mục đầu tư kém hiệu quả của các DNNN, (3) cắt giảm chi thường xuyên của bộ máy Nhà nước các cấp.

Tuy nhiên khi xem xét điều kiện để thực hiện giải pháp trên cho thấy đây cũng chưa phải là một giải pháp hữu hiệu vì:

Thứ nhất, việc cắt giảm, dãn tiến độ đầu tư của các dự án đầu tư có

vốn NSNN không dễ dàng, vì các dự án này đã được đưa vào qui hoạch của các bộ, các địa phương, đưa vào kế hoạch dự toán của thời kỳ ổn định NS gắn với các mục tiêu phát triển KT - XH nhất định. Do đó rất khó để quyết định cắt giảm dự án nào, giữ lại dự án nào.

Thứ hai, các khoản đầu tư của các DNNN Chắnh phủ hầu như không

kiểm soát được, đặc biệt là các khoản đầu tư ngoài ngành như việc thành lập ngân hàng tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.

Thứ ba, việc cắt giảm chi thường xuyên là rất khó, đây thường là

hạng mục cuối cùng trong danh sách cắt giảm vì trên thực tế các khoản chi thường xuyên thường là những khoản chi không thể cắt giảm như lương, các khoản phụ cấp, các khoản trắch nộp theo lương, các khoản chi chuyên

môn nghiệp vụ... và những khoản chi này thông thường đã chiếm đến 2/3 tổng chi thường xuyên.

(2) Tăng cường quản lý đầu tư công để giảm thâm hụt NS

Với những phân tắch ở phần (i) như trên cho thấy việc giảm chi tiêu công có thể làm giảm thâm hụt NS nhưng không phải dễ dàng thực hiện được. Để có thể giảm thâm hụt NS và quan trọng hơn là nâng cao hiệu quả các khoản chi tiêu công thì cần thiết phải tăng cường quản lý các khoản đầu tư công.

Giải pháp để có thể tăng cường quản lý đầu tư công ngoài các giải pháp như kiểm soát trước, trong quá trình giải ngân vốn, xem xét trình tự đầu tư... thì cần thiết phải có một Hội đồng thẩm định đầu tư hoạt động độc lập, khách quan để tránh tình trạng việc xét duyệt các dự án đầu tư ở các bộ ngành, địa phương gắn với lợi ắch nhóm, dẫn đến việc phê duyệt các dự án có hiệu quả KT - XH không cao và lãng phắ nguồn lực NSNN.

(3) Cải thiện nguồn thu để giảm thâm hụt NS

Để giảm thâm hụt NS Chắnh phủ cần cải thiện các nguồn thu NS, tránh tình trạng NS phụ thuộc quá lớn vào các nguồn thu không bền vững như dầu mỏ, thuế nhập khẩu, như hiện nay các nguồn thu này đang chiếm đến 40% tổng thu NSNN. Chắnh phủ nên tăng thu từ việc cải cách thuế đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản, bất động sản...để có được số thu bền vững cho NS, có nguồn lực tài chắnh ổn định cho việc thực hiện các nhiệm vụ chi của Nhà nước.

(4) Đổi mới phương thức xử lý thâm hụt NS

Trong điều kiện Quốc hội giao dự toán NSNN: các chỉ tiêu thu, chi và bội chi NSN đều trở thành các chỉ tiêu pháp lệnh, nhưng trong thực hiện phải đặt ra quan điểm điều hành theo hướng: tăng thu, giảm chi và giảm bội chi.

Trong những năm nguồn thu tăng trưởng thì xử lý bội chi theo hướng tăng thu, giới hạn chi theo dự toán hoặc tăng chi không quá giới hạn nguồn thu để giảm bội chi hoặc không bội chi.

Trong những năm thiếu hụt nguồn thu thì xử lý bội chi theo hướng: giới hạn chi và bội chi, bù đắp nhu cầu chi tiêu từ nguồn dự trữ tài chắnh của các năm bội thu.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 160 - 162)