Khuôn khổ, phạm vi chi NSNN giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 136 - 139)

2010 Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp Ờ xây dựng Dịch vụ

3.3.1.Khuôn khổ, phạm vi chi NSNN giai đoạn 2011-

Để định hướng và đề xuất có hiệu quả các giải pháp đổi mới cơ cấu chi NSNN nhằm thúc đẩy TTKT cần xem xét khuôn khổ, phạm vi chi NSNN trong nền kinh tế - xã hội.

Vai trò của chi NSNN gắn liền với vai trò của Nhà nước trong việc điều hành các hoạt động của nền kinh tế - xã hội. Do đó, chi NSNN phải đảm bảo chi duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước, giúp Nhà nước cung ứng các hàng hoá công cộng và thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển của Nhà nước. Trong giai đoạn 2011 Ờ 2020 về cơ bản chi NSNN vẫn bao gồm các nội dung nêu trên nhưng phạm vi chi cần phải có những thay đổi để đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế trong giai đoạn này và đảm bảo sử dụng nguồn lực NSNN một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất. Khuôn khổ và phạm vi chi NSNN được xác định trên một số khắa cạnh sau:

(1) Chi NSNN cho những công việc Nhà nước bắt buộc phải đảm bảo

Thứ nhất, chi đầu tư phát triển cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao

thông quốc gia như: đường xá, cầu cống, bến cảng...tạo nền tảng cơ bản để phát triển kinh tế - văn hoá Ờ xã hội đất nước; chi xây dựng trụ sở các cơ quan nhà nước, mua sắm các thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước; chi mua sắm các quân khắ, khắ tài cho các lực lượng vũ trang, an ninh. Đây là nhiệm vụ bắt buộc mà NSNN Nhà nước phải đảm bảo.

Thứ hai, chi NSNN cho việc duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước bao gồm các khoản chi thường xuyên và không thường xuyên cho các cơ quan quản lý Nhà nước, hoạt động Đảng, đoàn thể ...như chi thanh toán các nhân, chuyên môn nghiệp vụ, mua sắm sửa chữa thường xuyên...Để đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả nguồn lực NSNN, các khoản chi này nên có xu hướng giảm nhằm dành nguồn lực cho các nhiệm vụ khác.

Thứ ba, chi NSNN cho một số các dịch vụ công cộng không thuần

tuý như: giáo dục, y tế, văn hoá... đây là các yếu tố tạo nên sự thay đổi quan trọng về chất lượng tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, để đảm bảo giải quyết các chắnh sách công bằng xã hội nên một bộ phận người dân sẽ được sử dụng các dịch vụ giáo dục, y tế, văn hoá với sự trợ giá tối đa của Nhà

nước. Như vậy, phạm vi chi NSNN cho giáo dục, y tế, văn hoá...cần tăng chi nhưng phải tập trung đầu tư để tăng TSCĐ: như xây dựng mới cơ sở hạ tầng trường học, bệnh viện, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ công việc... Ngoài ra, chi NSNN cho các chương trình mục tiêu quốc giải quyết các vấn đề chắnh sách xã hội như: chương trình xoá đói, giảm nghèo...

(2) Chi NSNN cho những nội dung Nhà nước có vai trò hỗ trợ

Thứ nhất, tại các đơn vị SNCL có khả năng tự đảm bảo một phần hoặc toàn bộ chi phắ hoạt động thường xuyên và chi phắ đầu tư XDCB cần đẩy mạnh hoạt động tự chủ tài chắnh và có cơ chế quản lý tài chắnh cho các đơn vị SNCL này như doanh nghiệp (xây dựng giá dịch vụ, cơ chế huy động vốn liên kết từ các thành phần khác ngoài Nhà nước để mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động cung ứng dịch vụ, xây dựng cơ chế phân phối lợi nhuận và các nghĩa vụ với NSNN...). Chi NSNN mang tắnh hỗ trợ một phần cho hoạt động của các đơn vị này nếu đơn vị chưa thể tự chủ được 100% kinh phắ hoạt động. Phạm vi kinh phắ NSNN cấp cho các đơn vị này thuộc phần kinh phắ thường xuyên (chủ yếu chi thanh toán cá nhân) và kinh phắ đơn đặt hàng của Nhà nước.

Thứ hai, đối với việc xây dựng hạ tầng giao thông của các dự án không mang tầm trọng điểm quốc gia như hệ thống giao thông, thuỷ lợi nông thôn, trụ sở làm việc của các đơn vị SNCL, máy móc thiết bị phục vụ cho các đơn vị SNCL... Nhà nước chỉ đầu tư một phần hoặc có cơ chế tài chắnh thắch hợp để thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đầu tư vào. Phát triển hình thức hợp tác công tư (PPP) trong đầu tư XDCB hạ tầng kinh tế - xã hội để giảm gánh nặng cho NSNN.

Thứ ba, đối với các chương trình mục tiêu liên quan đến các vấn đề xã hội quan trọng, chi NSNN là vốn đối ứng để thu hút nguồn ODA thực hiện các chương trình, dự án này.

(3) Phạm vi công việc NSNN không phải chi, chỉ ban hành các chắnh sách ưu đãi

Thứ nhất, việc cấp vốn lần đầu hoặc vốn bổ sung cho các DNNN, các tập đoàn kinh tế từ NSNN nên được giảm đi so với giai đoạn trước. Nhà nước chỉ nên giữ vốn trong các DNNN, các tập đoàn kinh tế có tầm quan trọng trong hoạt động kinh tế của quốc gia và đặc biệt phải xây dựng cơ chế quản lý vốn đảm bảo tốt nhất hiệu quả sử dụng vốn, tránh thất thoát, lãng phắ nguồn NSNN.

Thứ hai, đối với các chương trình dự án xã hội có thể huy động được nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác làm đối ứng cho nguồn ODA thì Nhà nước chỉ đưa ra các chắnh sách, qui chế quản lý tài chắnh để hướng dẫn triển khai sử dụng nguồn tài chắnh của các chủ thể liên quan cho phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Xuất phát từ những nghiên cứu về hạn chế, bất cập của cơ cấu chi NSNN trong giai đoạn 2001 Ờ 2010 có ảnh hưởng đến kết quả TTKT của Việt Nam; Căn cứ vào các mục tiêu của Chắnh phủ trong việc chuyển dịch mô hình TTKT của Việt Nam cho giai đoạn sắp tới 2011 Ờ 2020, những quan điểm, mục tiêu yêu cầu đổi mới cơ cấu chi NSNN để thúc đẩy TTKT và phạm vi chi của NSNN, luận án đề xuất một số nhóm các giải pháp.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 136 - 139)