2010 Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp Ờ xây dựng Dịch vụ
3.3.8.2. Các giải pháp trong dài hạn
(1) Nâng cao chất lượng dự toán, thực hiện chuẩn hoá các khâu của chu trình quản lý NSNN từ lập dự toán, chấp hành và quyết toán dự toán NSNN.
Trong khâu lập dự toán để nâng cao chất lượng dự toán cần tránh tình trạng lập dự toán như hiện nay: xây dựng số khái toán thu phụ thuộc vào ý chắ chủ quan, dự kiến số thu thấp hơn so với khả năng thực hiện để có khả năng tăng thu, có số bổ sung thu và được thưởng; lập dự toán chi chưa gắn với các kế hoạch phát triển KT - XH, chưa dự báo được tình hình cân đối thu chi ngân sách ở một số năm tiếp theo để định hướng xây dựng kế hoạch thu chi NS hàng năm, các tiêu chuẩn định mức chi hiện hành còn chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác xây dựng dự toán. Do đó, trong khâu lập dự toán cần xây dựng kế hoạch tài chắnh trung hạn (từ 3 Ờ 5 năm) gắn với kế hoạch phát triển KT - XH, đảm bảo các chắnh sách kinh tế gắn với các nguồn lực tài chắnh hợp lý, tránh tình trạng như hiện nay, nhiệm vụ được phê duyệt theo dự toán nhưng không có nguồn lực, dẫn đến hiện tượng dự án ỘtreoỢ. Đẩy mạnh thực hiện cam kết chi trong lập dự toán để gắn kết nguồn lực và nhiệm vụ chi.
Trong khâu chấp hành dự toán cần cải thiện và đẩy nhanh việc thực hiện giao dịch trực tuyến cấp phát và kiểm soát chi NSNN giữa Kho bạc và đơn vị dự toán để đảm bảo rõ ràng, minh bạch qui trình thanh toán, cấp phát nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng kinh phắ NSNN.
Trong khâu quyết toán, cần chuẩn hoá số liệu trong báo cáo tài chắnh của các đơn vị dự toán, qui định thống nhất và yêu cầu áp dụng theo Chuẩn mực kế toán công Việt Nam hệ thống biểu mẫu báo cáo để thống nhất quản lý và điều hành hoạt động tài chắnh của các đơn vị dự toán. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tình hình quản lý tài chắnh cũng như chấp hành các chắnh sách quản lý tài chắnh của các đơn vị dự toán. Nhằm đảm bảo kết quả thực hiện triển khai và điều hành NS trong một niên độ NS đảm bảo hiệu quả.
(2) Xác định đúng các chỉ tiêu tắnh toán bội chi và cân đối NS
Xuất phát từ thực trạng về qui định cách xác định bội chi NSNN của Việt Nam trong Luật Ngân sách 2002 các chỉ tiêu tắnh toán chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, nên số bội chi NSNN của Việt Nam được xác định không giống với số bội chi nếu tắnh theo thông lệ quốc tế. Do đó, cần chuẩn hoá và thống nhất việc xác định các chỉ tiêu thu chi NSNN. Cụ thể cần đưa khoản chi trả nợ gốc ra khỏi chi cân đối NSNN hàng năm, tắnh số thu từ TPCP cho các công trình giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục; các khoản đầu tư vốn cho các công trình, dự án không thu hồi vốn từ nguồn ODA; các hoạt động đầu tư của ngân hàng phát triển Việt Nam; cho vay bằng hình thức trái phiếu ưu đãi và chi đầu tư ngoài ngâ sách; trái phiếu quốc tế được phát hành để thu hút vốn đầu tư cho các công trình, dự án trọng điểm quốc gia...vào trong cân đối ngân sách.
Bảng cân đối NS phải phản ánh đầy đủ thu chi thường xuyên NSNN, thu chi đầu tư NSNN trong tổng thể NS. Thể hiện rõ các nguyên tắc cân đối ngân sách đã được qui định trong khoản 1 Điều 8 Luật Ngân sách 2002: Ộsố thu từ thuế, phắ, lệ phắ phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên, trường hợp bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triểnỢ[9,5]
Tóm lại, việc sử dụng bội chi như một công cụ để kắch thắch TTKT
là một giải pháp mà nhiều quốc gia đang phát triển lựa chọn trong ngắn hạn. Vì thế vấn đề đặt ra là làm sao để đảm bảo tắnh hiệu quả trong sử dụng
bội chi NSNN cho phát triển kinh tế, tránh tình trạng nợ quốc gia tăng lên nhưng hiệu quả TTKT không cao dẫn đến khả năng khó cân đối NS trong một thời gian dài. Để đảm bảo kiểm soát được số bội chi theo đúng kế hoạch đặt ra Chắnh phủ cần có các giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn để điều hành NS hợp lý, đảm bảo chủ động bố trắ NS cho các nhiệm vụ chi của Chắnh phủ, thực hiện hiệu quả các mục tiêu KT - XH đã đặt ra.