Mục tiêu, định hướng mô hình TTKT Việt Nam và những yêu cầu đổi mới cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2011 Ờ

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 128 - 132)

2010 Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp Ờ xây dựng Dịch vụ

3.2. Mục tiêu, định hướng mô hình TTKT Việt Nam và những yêu cầu đổi mới cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2011 Ờ

mới cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2011 Ờ 2020

3.2.1. Mục tiêu

Trên cơ sở tình hình thực tiễn và bối cảnh chung của nền kinh tế xã hội, trong Cương lĩnh Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tháng 1 năm 2011 đã đưa ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 Ờ 2020 được xác định là Chiến lược tiếp tục đẩy mạnh CNH Ờ HĐH và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược:

Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chắnh trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn tiếp theo.

Các mục tiêu cụ thể của Chiến lược được đề ra như sau:

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 Ờ 8%/năm. Trong đó GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trên tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế biến chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. TFP đóng góp vào giá trị tăng trưởng ắt nhất đạt 35%; chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới; tuổi thọ trung bình đạt 75 tuổi; lao động qua đào tạo đạt trên 70%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm. Đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế đạt được trình độ tiên tiến, hiện đại; cải thiện chất lượng môi trường; chủ động

ứng phó có hiệu quả với thiên tai, biến đổi khắ hậu, đặc biệt là nước biển dâng caoẦ

Giai đoạn 5 năm 2011 Ờ 2015 là bước phát triển quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 Ờ 2020. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 Ờ 2015 được xây dựng trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chắnh và suy thoái kinh tế toàn cầu. Bên cạnh những yếu tố không thuận, trong giai đoạn 2011 Ờ 2015 nước ta cũng có nhiều thuận lợi từ việc phục hồi và phát triển kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài; bên cạnh đó, việc tái cơ cấu trong nội bộ nền kinh tế nước ta cũng sẽ tạo ra những điều kiện mới cho phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả, tắnh bền vững. Quy mô và tiềm lực kinh tế của đất nước được nâng cao hơn trước. Sự ổn định về chắnh trị - xã hội của đất nước là nền tảng vững chắc cho sự phát triển. Trong bối cảnh đó, Chắnh phủ đã ra Chỉ thị số 751/CT Ờ TTg ngày 3/6/2009 của Thủ tướng Chắnh phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 Ờ 2015 trong đó đề ra các mục

tiêu tổng quát là:

Phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững; tăng cường tiềm lực phát triển của đất nước. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế; đẩy mạnh quá trình CNH Ờ HĐH Tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tăng nhanh hàm lượng KHCN trong sản phẩm. Đổi mới mạnh mẽ KHCN; nâng cao rõ rệt chất lượng GDĐT, phát triển nguồn nhân lực. Cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường và chủ động

ứng phó với các tác động của biến đổi khắ hậu. Giữ vững ổn định chắnh trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

Từ những mục tiêu tổng quát đó trong bản Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 Ờ 2015 do Bộ Kế hoạch và đầu tư xây dựng đã đưa ra các mục tiêu cụ thể của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011

Ờ 2015 như sau:

* Về kinh tế:

Tốc độ TTKT bình quân 5 năm từ 7 -7,5%. Năm 2015 GDP bình quân đầu người khoảng 2000 USD. Trong đó cơ cấu GDP như sau: nông nghiệp 17 Ờ 18%, công nghiệp Ờ xây dựng 41 Ờ 42%, dịch vụ 41 - 42%. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, giảm nhập siêu, phấn đấu đến năm 2020 cân bằng được xuất nhập khẩu. Giảm bội chi ngân sách xuống 4,5% GDP vào năm 2015.

* Về xã hội:

Tỷ lệ lao động qua đào tạo 2015 đạt 55%. Quy mô dân số 2015 dưới 92 triệu người. Tuổi thọ dân cư đến cuối năm 2015 đạt 74 tuổi. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới: 2-3%. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị 2015 khoảng 4%.

* Về môi trường:

Tỷ lệ che phủ rừng 2015 lên mức 42,5%. Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh: 96%, dân cư thành thị được cung cấp nước sạch: 98%

Thực hiện các cân đối lớn trong nền kinh tế như sau:

* Tắch luỹ và tiêu dùng:

Tổng quĩ tiêu dùng 5 năm 2011 Ờ 2015 là 68,3 Ờ 68,6%. Tổng quỹ tắch luỹ 5 năm: khoảng 40 - 40,3% GDP. Tỷ lệ tiết kiệm nội địa/GDP bình quân 5 năm: 31,4 - 31,7%.

* Vốn đầu tư phát triển:

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong vòng 5 nãm 2011 Ờ 2015 khoảng 6.500 nghìn tỷ đồng. Trong đó:

- Nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 70% - Nguồn vốn nước ngoài chiếm khoảng 30%

* Cân đối NSNN:

Tổng thu NSNN 5 năm ước đạt 3.880 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng thu bình quân: 15,6%/năm.

Tổng chi NSNN 5 năm phấn đấu trên 4.610 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng chi bình quân: 14,7%/năm

Tỷ lệ bội chi bình quân 5 năm duy trì ở mức 5% GDP.

* Cán cân thanh toán quốc tế:

Cán cân thanh toán vãng lai 2011 - 2015: thâm hụt khoảng 30,7 tỷ USD.

Cán cân vốn 2011 - 2015: thặng dư 69 tỷ USD.

Cán cân thanh toán quốc tế tổng thể 5 năm: thặng dư khoảng 25,6 tỷ USD.

Để thực hiện được các mục tiêu tổng quát cũng như các mục tiêu cụ thể nêu trên, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã nhấn mạnh việc phải đổi mới mô hình TTKT, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo đó mô hình tăng trưởng phải được chuyển dịch từ chỗ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu theo hướng nâng cao hiệu quả tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nhiệm vụ trọng tâm của việc thay đổi mô hình tăng trưởng là tái cấu trúc lại nền kinh tế trong đó tập trung vào việc tái cấu trúc lại các ngành sản xuất, dịch vụ; cơ cấu lại các DNNN các tập đoàn kinh tế lớn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế Nhà nước. Tập trung đầu tư để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng số lượng nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp để thắch ứng với yêu cầu sản xuất hiện đại. Đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp trong nước với các sản phẩm cùng loại trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w