Cơ cấu chi NSNN chịu ảnh hưởng bởi cả nhân tố chủ quan và khách quan:
(1) Qui mô và cơ cấu kinh tế
Cơ cấu chi NSNN Cơ cấu kinh tế Cơ cấu thu NSNN
Xét về tổng thể, mối quan hệ giữa quy mô và cơ cấu kinh tế với cơ cấu thu, chi NSNN có mối quan hệ biện chứng.
Qui mô kinh tế có tác động ảnh hưởng quan trọng đến cơ cấu thu NSNN cũng như cơ cấu chi NSNN. Qui mô kinh tế càng lớn, thu nhập quốc nội tạo ra trong năm càng nhiều, tạo điều kiện để tăng mức độ động viên thu NSNN. Điều đó là cơ sở để tăng cơ cấu chi NSNN so với GDP.
Cơ cấu kinh tế là thể hiện tắnh chất và trình độ phát triển hệ thống kinh tế của một quốc gia. Nó được biểu hiện là tỷ trọng của các bộ phận và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế bao gồm: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế.
Cơ cấu kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với cơ cấu thu và chi NSNN. Khi cơ cấu kinh tế thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi về tỷ lệ động viên và phân phối, sử dụng nguồn lực tài chắnh trong nền kinh tế nói chung và NSNN nói riêng. Cụ thể trong các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau, khi Nhà nước có các chắnh sách ưu tiên phát triển kinh tế cho một ngành, một vùng kinh tế nào đó thì Nhà nước sẽ sử dụng công cụ thu NSNN (miễn
giảm thuế) và công cụ chi NSNN như đầu tư từ đó làm thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
(2) Nhiệm vụ KT - XH của Nhà nước trong từng thời kỳ
Nhà nước của bất cứ quốc gia nào khi ra đời và tồn tại đều phải thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình về phát triển KT - XH. Để thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ đó, Nhà nước cần phải huy động và sử dụng những nguồn lực tài chắnh nhất định. Hoạt động tài chắnh của Nhà nước thực chất là hoạt động phân phối nguồn lực tài chắnh trong xã hội thông qua việc động viên, tập trung nguồn lực vào tay Nhà nước và phân phối các nguồn lực đã tập trung được đó để trang trải các chi phắ nhằm duy trì, củng cố, phát triển bộ máy công quyền cũng như thực hiện các chức năng, nhiệm vụ KT - XH của Nhà nước. Hoạt động tài chắnh Nhà nước luôn phải phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chắnh trị, xã hội của Nhà nước trong các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau. Hay nói cách khác, chi tiêu của Nhà nước là để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Do đó, mối quan hệ giữa chi tiêu NSNN nói chung và cơ cấu chi NSNN nói riêng với các nhiệm vụ kinh tế, chắnh trị, xã hội của Nhà nước là hết sức chặt chẽ.
KTCT CT XH
Cơ cấu chi NSNN
Tùy thuộc vào vai trò của nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ khác nhau về kinh tế, chắnh trị, xã hội mà hình thành những cơ cấu chi
NSNN cho các nhiệm vụ kể trên. Mỗi thời kỳ khác nhau, vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ có thể thay đổi, kéo theo sự thay đổi của cơ cấu chi NSNN.
Cụ thể, để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế NSNN sử dụng công cụ chi NSNN như tăng chi đầu tư cho cơ sở hạ tầng hay trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhiệm vụ kinh tế, chắnh trị của Chắnh phủ là gia tăng hỗ trợ tài chắnh để vực dậy nền kinh tế vì thế nội dung chi NSNN trong giai đoạn này tập trung cho các gói kắch cầu kinh tế nhằm đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng.
Ngược lại, cơ cấu chi NSNN cũng có những ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chắnh trị, xã hội của Nhà nước. Về nguyên tắc, mỗi nhiệm vụ được thực hiện sẽ tương ứng với số chi NSNN nhất định. Số lượng chi cũng như hiệu quả các khoản chi chắnh là thước đo hiệu quả của việc thực hiện các nhiệm vụ đó của Nhà nước.
(3) Sự phát triển của kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế dựa trên cơ chế vận hành theo các quy luật của thị trường, trong đó việc sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai là do thị trường quyết định. Hàng hóa trong kinh tế thị trường có nhiều loại, trong đó có hàng hóa tiêu dùng cá nhân và hàng hóa công cộng, trong đó các hàng hoá dịch vụ công cộng chủ yếu do nhà nước cung cấp.
Kinh tế thị trường vận động dưới sự chi phối của các quy luật khách quan, trước hết là quy luật giá trị trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt nhằm tối đa hóa lợi nhuận hình thành một cơ chế, gọi là cơ chế thị trường. Chắnh cơ chế thị trường đã lấy thị trường làm một trong những cơ sở để phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội. Vì vậy, trong cơ chế thị trường các quyết định về việc huy động, phân bổ nguồn lực cho sản xuất được đưa ra trên cơ sở thị trường theo các quy luật của thị trường. Khi
thể chế thị trường càng phát triển, phạm vi của các quan hệ thị trường càng mở rộng thì vấn đề huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chắnh cũng ngày càng mở rộng và hiệu quả hơn.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, Nhà nước đóng vai trò điều hành vĩ mô nền kinh tế, vận hành cơ chế thị trường sao cho phát huy được hết những ưu điểm và khắc phục tối đa những nhược điểm do thị trường mang lại. Bên cạnh đó, với vai trò cung ứng các dịch vụ công cộng cho nền kinh tế, Nhà nước vẫn phải đảm bảo tuân thủ các hoạt động của thị trường và các qui luật của kinh tế thị trường. Do vậy, khi kinh tế thị trường càng phát triển sẽ tác động đến cơ cấu chi tiêu của NSNN. Với vai trò là công cụ quản lý tài chắnh Nhà nước, chi NSNN góp phần trong hoạt động điều hành vĩ mô nền kinh tế thị trường thông qua các chắnh sách đầu tư của Chắnh phủ cho các lĩnh vực Nhà nước khuyến khắch phát triển. Cơ cấu chi NSNN sẽ thay đổi khi Nhà nước cần tập trung cung cấp cho một hoặc một số các hàng hoá dịch vụ công cộng cần thiết trên cơ sở tiết kiệm và hiệu quả.
(4) Hội nhập kinh tế quốc tế.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những yêu cầu không nhỏ trong thay đổi cơ cấu kinh tế để kinh tế trong nước hội nhập được với kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Việc thay đổi cơ cấu đầu tư, cơ cấu chi NSNN cho tổng thể nền kinh tế nói chung và trong nội hàm từng lĩnh vực của nền kinh tế tác động không nhỏ đến sự thay đổi trong cơ cấu chi NSNN. Trong những năm qua, khi Chắnh phủ thực hiện các chắnh sách về hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động đến cơ cấu chi NSNN ở một số các góc độ: giảm các khoản chi có tắnh chất hỗ trợ tài chắnh của NSNN cho một ngành, và tăng các khoản chi giáo dục, đào tạo, y tế, KHCN và xã hội.
Cụ thể theo cam kết hội nhập WTO, Việt Nam phải bãi bỏ ngay các khoản trợ cấp và hỗ trợ tài chắnh từ phắa Chắnh phủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới lĩnh vực chi NS.
Toàn bộ các khoản chi NSNN dưới dạng cấp vốn, khoanh nợ, xoá nợ, giảm vốn tự có...; trợ cấp thay thế nhập khẩu, hỗ trợ xuất khẩu, về mặt pháp lý, là sẽ phải xoá bỏ khi là thành viên WTO.
Vấn đề trợ cấp đối với ngành nông nghiệp.
Trợ cấp xuất khẩu nông sản, bao gồm chi trợ cấp trực tiếp, tài trợ cho người sản xuất, trợ cấp giảm chi phắ (tiếp thị, giao dịch, vận tải..), tắn dụng, bảo lãnh và bảo hiểm xuất khẩu hàng nông sản... sẽ bị cấm.
Do thực hiện các cam kết về việc xoá bỏ các khoản trợ cấp và các khoản ưu đãi thuế có thể tiết kiệm chi tiêu ngân sách hàng năm.
Đối với các lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học công nghệ, việc hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đẩy mạnh các yêu cầu về tắnh cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh về chiều sâu với những yêu cầu cao hơn về hàm lượng khoa học công nghệ trong các sản phẩm được tạo ra. Do đó, muốn hội nhập sâu thì yêu cầu về tăng năng suất lao động, cải thiện khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong hội nhập là những thách thức mới đối với hoạt động cung cấp các dịch vụ cơ bản, đặc biệt là dịch vụ GD - ĐT, y tế và một số nhu cầu chi tiêu xã hội (bảo hiểm và trợ cấp xã hội). Vì vậy, trong điều kiện hội nhập, yêu cầu tăng chi cho các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá là hết sức cần thiết.
Mặt khác, do toàn cầu hóa, khả năng di chuyển của các cá nhân tăng lên, các ảnh hưởng ngoại lai đối với các hạng mục chi cơ bản như GD - ĐT y tế cũng tăng theo, đòi hỏi phải có những cải cách về cơ chế quản lý, tạo ra các khuyến khắch, động cơ đủ để các địa phương thực hiện phân bổ nguồn lực vào các lĩnh vực GD - ĐT, y tế theo yêu cầu của nền kinh tế.
Như vậy, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho sự luân chuyển tự do các nhân tố sản xuất và lao động từ các nước khác vào Việt Nam. Tuy nhiên tiến trình đó cũng làm cho hoạt động tài chắnh công của Việt Nam phải đối mặt với yêu cầu thay đổi để thực hiện đúng vai trò là công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước.