Định hướng mô hình TTKT của Việt Nam giai đoạn 2011 Ờ

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 133 - 135)

2010 Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp Ờ xây dựng Dịch vụ

3.2.2.2.Định hướng mô hình TTKT của Việt Nam giai đoạn 2011 Ờ

Mô hình TTKT của Việt Nam trong thời gian tới cần được chuyển đổi theo hướng chuyển từ mô hình tăng trưởng dựa trên việc gia tăng vốn đầu tư và lao động giá rẻ sang mô hình TTKT theo chiều sâu trên cơ sở nâng cao hiệu quả các yếu tố cấu thành nên giá trị tăng trưởng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và gia tăng giá trị đóng góp của KHCN trong tăng trưởng. Mô hình TTKT của Việt Nam trong thời gian tới phải hướng đến phát triển bền vững với mục tiêu thân thiện với môi trường và vì con người. Xuất phát từ những quan điểm trên, tác giả đưa ra nội dung cụ thể của mô hình TTKT Việt Nam giai đoạn 2011 Ờ 2020.

(1) Mô hình tăng trưởng có sự kết hợp hài hoà giữa chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt quan tâm tới nâng cao chất lượng của các yếu tố tăng trưởng.

Mô hình TTKT của Việt Nam hướng đến trong tương lai được kết hợp giữa việc mở rộng qui mô tăng trưởng với nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo khai thác và sử dụng triệt để các nguồn lực để đạt được tốc độ

tăng trưởng cao. Mô hình TTKT không chỉ dựa vào việc gia tăng vốn đầu tư mà còn phải gia tăng các yếu tố như KHCN, TFP. Trong mô hình đan xen này cần coi trọng yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu và theo lộ trình để giảm dần các yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng. Trong mô hình tăng trưởng này cần đặt KHCN vào vị trắ trung tâm, coi KHCN là yếu tố then chốt để thay đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu.

Đồng thời mô hình tăng trưởng cần hướng tới nâng cao chất lượng tăng trưởng, chú trọng tới yếu tố hiệu quả của các yếu tố tăng trưởng. Mô hình tăng trưởng mới cần khai thác được các lợi thế cạnh tranh, chú trọng nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt quan tâm đến những sản phẩm hàng hoá có dung lượng công nghệ cao. Hiệu quả của tăng trưởng được thể hiện thông qua các chỉ tiêu cụ thể như hiệu quả sử dụng vốn (thông qua hệ số ICOR), hiệu quả sử dụng lao động (thông qua chỉ tiêu năng suất lao động), hiệu quả sử dụng năng lượng, hiệu quả sử dụng tài sảnẦ

Bên cạnh đó để đạt hiệu quả tăng trưởng các ngành phải hướng hoạt động của nền kinh tế vào các ngành, các lĩnh vực có khả năng tạo nhiều giá trị gia tăng. Cần giảm dần và đi đến xoá bỏ việc tăng trưởng dựa vào khai thác và xuất khẩu sản phẩm thô, phải hướng đến mô hình tăng trưởng dựa vào sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao và các sản phẩm là nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất.

Đi đôi với quá trình tăng trưởng là quá trình tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng, tạo điều kiện tốt nhất cho các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước phát triển đặc biệt là kinh tế tư nhân Ờ khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất, hiệu quả nhất. Đồng thời, phải đổi mới, cơ cấu lại các DNNN để nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế.

Trong quá trình thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, luôn theo dõi và điều chỉnh quá trình TTKT theo các mục tiêu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ

mô và các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối tắch luỹ - tiêu dùng; cân đối nguồn vốn đầu tư xã hội; cân đối lao động Ờ việc làm; cân đối ngân sách; cân đối cán cân thanh toán quốc tếẦ.Trong thời kỳ trung hạn (5 năm) mục tiêu tăng trưởng dài hạn vẫn phải tiếp tục giữ vững an ninh lương thực, năng lượng và sự hoạt động an toàn, hiệu quả của các định chế tài chắnh.

(2) Mô hình tăng trưởng bền vững hướng tới các mục tiêu thân thiện môi trường và vì con ngýời.

Trong mô hình này phải đảm bảo TTKT gắn liền với việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, nâng cao khả năng tái sinh của tài nguyên; phòng chống ô nhiễm môi trường. Coi trọng TTKT xanh. Khuyến khắch sản xuất và tiêu dùng bền vững. Hướng dẫn, tuyên truyền để hình thành lối sống thân thiện với môi trường của mỗi người dân.

TTKT phải gắn với cải thiện các khắa cạnh liên quan đến phát triển con người, các chỉ tiêu phát triển xã hội trong đó trọng tâm là xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội, giải quyết việc làm, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, văn hoá nghệ thuậtẦBên cạnh đó, TTKT phải đảm bảo nâng cao mức sống cho đại bộ phận người dân thông qua các chắnh sách phân phối và phân phối lại.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 133 - 135)