Tác động của cơ cấu chi NSNN đối với các yếu tố đầu vào của TTKT

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 51 - 60)

Khi nghiên cứu các mô hình TTKT trong lịch sử phát triển kinh tế từ cổ điển đến hiện đại, các nhà kinh tế học như Keynes, Adam Smith hay Cobb Ờ Doughlas đều đưa ra các phân tắch về vai trò của các yếu tố kỹ thuật tạo nên sự TTKT đó là: vốn, lao động, KHCN. Trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay để có được kết quả là TTKT cần rất nhiều các yếu tố khác nhau ngoài các các yếu tố đầu vào đã được xác định. Tuy nhiên, phạm

vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung phân tắch mô hình TTKT theo cấu trúc các yếu tố đầu vào trong điều kiện các yếu tố còn lại là không đổi.

(1) Tác động của cơ cấu chi đầu tư của NSNN đến yếu tố vốn trong TTKT.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học nghiên cứu về tác động của các yếu tố đến TTKT đều khẳng định tăng quy mô vốn đầu tư sẽ kắch thắch TTKT. Trong mô hình cấp số nhân, Keynes đã phân tắch tăng đầu tư làm tăng thu nhập, tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới, tăng đầu tư mới làm tăng thu nhập mới Ờ nền kinh tế tăng trưởng.

Ngày nay, Chắnh phủ các quốc gia đều có xu hướng gia tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế để có được chỉ số tăng trưởng cao. Hiện nay, ở nhiều quốc gia đầu tư của khu vực Nhà nước có thể chiếm đến 50% tổng đầu tư toàn xã hội. Tăng chi đầu tư phát triển từ NSNN cho nền kinh tế nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng KT - XH và tăng năng lực sản xuất, sẽ có tác động thúc đẩy TTKT.

Tăng vốn đầu tư phát triển để tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế theo các hướng như sau:

Thứ nhất, khi Chắnh phủ thay đổi qui mô chi ĐTPT trong tổng chi NSNN (tăng lên hoặc giảm đi giữa các giai đoạn) sẽ làm thay đổi độ rộng của vốn đầu tư từ NSNN vào nền kinh tế, nếu qui mô vốn tăng trong điều kiện Chắnh phủ đang sử dụng mô hình TTKT theo cấu trúc các yếu tố đầu vào sẽ góp phần gia tăng tổng lượng vốn đầu tư (K) và đưa đến kết quả TTKT cao (mô hình tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào yếu tố vốn đầu tư). Với các quốc gia đang phát triển thì mô hình TTKT được nhiều Chắnh phủ lựa chọn là mô hình TTKT theo chiều rộng (tăng trưởng dựa trên việc gia tăng lượng vốn đầu tư). Đây là mô hình TTKT nhanh đi đến kết quả thấy rõ đó là sự gia tăng chỉ số GDP. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng GDP các quốc gia đang phát triển sẽ lựa chọn gia tăng lượng vốn đầu tư của Chắnh phủ.

Thứ hai, thông thường đầu tư XDCB sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi đầu tư phát triển, thể hiện ý chắ của Chắnh phủ muốn có được hệ thống hạ tầng kỹ thuật tốt và sẽ tập trung nguồn lực cho việc có được hạ tầng cơ sở đó. Tuy nhiên, thông thường các công trình XDCB cần một lượng vốn lớn và được hoàn thành trong một thời gian dài, do đó, trong thời gian đầu tư khi công trình chưa đưa vào hoạt động, lượng vốn trong nền kinh tế lớn nhưng hiệu quả KT - XH do các công trình đó mang lại là chưa có. Hay nói cách khác, nếu đánh giá xem xét mô hình tăng trưởng theo các yếu tố đầu vào trong giai đoạn đó thì ta sẽ có chỉ số GDP cao (tăng trưởng dựa trên việc gia tăng qui mô vốn đầu tư Ờ tăng trưởng theo chiều rộng), nhưng hiệu quả thực sự của tăng trưởng là chưa có. Nếu thời gian XDCB càng kéo dài, các công trình chậm đưa vào hoạt động thì mặc dù GDP có cao nhưng sẽ rất rủi ro. Vì vậy, trong khi gia tăng chi tiêu cho hoạt động đầu tư XDCB, Chắnh phủ cần thiết phải kiểm soát thời gian đưa công trình vào sử dụng, tránh tình trạng kéo dài, chậm tiến độ làm giảm hiệu quả vốn đầu tư.

Xét về lượng thì khi qui mô vốn đầu tư tăng sẽ làm gia tăng giá trị KT - XH từ khoản đầu tư đó, tuy nhiên trong một số trường hợp khi gia tăng qui mô đầu tư nhưng không kiểm soát được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thì kết quả đầu tư không cao mặc dù đã gia tăng qui mô vốn. Chỉ số để đo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là suất đầu tư tăng trưởng (ICOR), chỉ số này phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn tăng lên để tạo ra một đồng GDP. Hay nói cách khác chỉ số ICOR phản ánh chi phắ về vốn để có được giá trị một đơn vị tăng trưởng. Nếu ICOR cao nghĩa là phải chi phắ về vốn lớn mới có được một đồng tăng trưởng, nếu ICOR thấp tức là chi phắ về vốn nhỏ hay hiệu quả sử dụng tốt.

Để đánh giá được những tác động của chi NSNN nói chung và cơ cấu chi NSNN nói riêng đến TTKT thì phải xem xét tổng thể trên hai khắa cạnh đó là: (i) Qui mô vốn đầu tư từ NSNN (qui mô đó thay đổi qua các giai

đoạn như thế nào về nội dung, số lượng); (ii) Hiệu suất đầu tư của các khoản chi đó. Có thể đưa ra một số trường hợp như sau:

- Nếu qui mô đầu tư lớn và ICOR của khoản đầu tư đó thấp thì hiệu quả đầu tư đạt được là cao hay khoản đầu tư đó mang lại giá trị gia tăng cho nền kinh tế (tăng trưởng).

- Nếu qui mô đầu tư lớn nhưng ICOR không tốt (cao hơn so với các nước có điều kiện phát triển kinh tế tương đồng) thì việc gia tăng vốn chỉ mang lại giá trị tăng trưởng theo chiều rộng và không bền vững.

- Nếu qui mô đầu tư hạn chế và hiệu suất đầu tư tốt sẽ chỉ thực hiện được một phần của mục tiêu tăng trưởng do không đủ lượng để thay đổi về chất.

- Nếu qui mô đầu tư hạn chế và ICOR không tốt sẽ không có hiệu quả đầu tư và không đạt đến mục tiêu tăng trưởng.

Như vậy, nếu Chắnh phủ lựa chọn dùng vốn đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng thì bắt buộc phải chọn một trong hai trường hợp ở trên đó là: có qui mô đầu tư tốt và ICOR thấp (đây là trường hợp mang lại giá trị tăng trưởng nhanh và bền vững); có qui mô đầu tư nhất định nhưng ICOR phải tốt (phương án này được lựa chọn trong điều kiện nguồn lực tài chắnh của Chắnh phủ có hạn ở một giai đoạn nhất định nào đó).

Vì vậy, khi hướng đến mục tiêu tăng trưởng trong một giai đoạn nhất định Chắnh phủ thay đổi cơ cấu đầu tư theo các xu hướng sau:

- Nếu Chắnh phủ muốn tăng qui mô đầu tư trong tổng đầu tư thì phải kiểm soát để có chỉ số ICOR thấp.

- Nếu tổng số chi không đổi nhưng tăng giảm số lượng trong các nội dung chi thành phần thì phải xác định được tăng chi cho nội dung nào để yếu tố đó có tác động đến TTKT và cũng phải xem xét đến ICOR của nội dung đó.

- Nếu giảm qui mô chi đầu tư từ NSNN xuống ở một mức độ nhất định (trong điều kiện nguồn lực tài chắnh có hạn) thì phải kiểm soát tốt ICOR để phát huy hết hiệu quả của khoản đầu tư đó.

(2) Tác động của cơ cấu chi NSNN đến yếu tố lao động, KHCN và TFP

Thứ nhất, cơ cấu chi NSNN tác động đến số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực.

Một trong những yếu tố quyết định đến TTKT chắnh là yếu tố con người vì mọi hiệu quả của các hoạt động quản lý và sản xuất trong nền kinh tế đều phụ thuộc trực tiếp vào trình độ điều hành của con người. Hay nói cách khác, qui mô và trình độ của lực lượng lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Các mô hình TTKT trong lịch sử đều khẳng định vai trò quan trọng của lao động trong việc đóng góp vào TTKT. Yếu tố lao động trong mô hình TTKT theo cấu trúc các yếu tố đầu vào được xác định dựa trên: qui mô của lực lượng lao động và trình độ lao động (năng suất lao động).

- Nếu qui mô của lực lượng lao động lớn (số người trong độ tuổi lao động nhiều) và trình độ của lực lượng lao động tốt thì năng suất lao động cao sẽ tạo ra được các giá trị tăng thêm cho nền kinh tế (TTKT)

- Nếu qui mô của lực lượng lao động lớn nhưng trình độ lao động không cao thì năng suất lao động thấp, chi phắ cho lao động nhiều làm ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển kinh tế.

Như vậy, để đầu tư cho yếu tố lao động phải quan tâm đến cả hai yếu tố qui mô của lực lượng lao động và trình độ lao động (chất lượng nguồn lao động), trong đó trình độ lao động là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của TTKT.

Y tế và giáo dục được coi là hai yếu tố quan trọng tác động đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Thông qua hoạt động chăm sóc sức khoẻ góp phần làm cho lực lượng lao động có thể lực tốt, số người trong độ

tuổi lao động có khả năng lao động cao. Hoạt động giáo dục đào tạo có tác động trực tiếp đến trình độ lao động, nguồn nhân lực được trang bị đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ và được bố trắ hợp lý sẽ tạo ra sự chuyên môn hoá trong sản xuất kinh doanh và tạo ra năng suất lao động cao cho nền kinh tế.

Chi NSNN có vai trò tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng của nguồn nhân lực thông qua chi NSNN cho GDĐT và y tế. Trong đó, chi NSNN cho GDĐT được coi là khoản chi ĐTPT, chất lượng nguồn nhân lực của một quốc gia phụ thuộc trực tiếp vào hoạt động GDĐT của quốc gia đó. Tăng chi NSNN cho GDĐT nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ tạo ra năng suất lao động cao, từ đó tạo ra giá trị tăng trưởng cao cho nền kinh tế. Vì vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến đầu tư cho GDĐT.

Chi thường xuyên của NSNN cho hai lĩnh vực giáo dục và y tế gồm các nội dung chi cho hoạt động của bộ máy quản lý hành chắnh từ trung ương đến địa phương của 2 ngành, đồng thời cung cấp kinh phắ hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục và y tế để duy trì đều đặn, thường xuyên, liên tục hoạt động cung cấp các dịch vụ công cộng về giáo dục và y tế cho xã hội. Chi đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng như: trường học, bệnh viện; mua sắm trang thiết bị dạy học cũng như trang thiết bị khám chữa bệnh.

Hiện tại, giáo dục và y tế là 2 lĩnh vực đang thực hiện xã hội hoá với sự tham gia cung cấp dịch vụ giáo dục và y tế của các chủ thể khác ngoài Nhà nước. Tuy nhiên, để đảm bảo tạo nên một mặt bằng lợi ắch về sử dụng dịch giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng sâu vùng xa với khu vực đô thị trung tâm, khi mà các chủ thể khác không thể hoặc không muốn đầu tư thì vai trò của chi NSNN vẫn hết sức quan trọng để phát triển giáo dục và y tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KHCN được coi là yếu tố đầu vào quan trọng đối với TTKT. Quốc gia nào chú trọng phát triển KHCN sẽ có những bước tăng trưởng đột phá vì tác động lan toả của KHCN làm tăng năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Sự phát triển KHCN sẽ rút ngắn thời gian đạt được kết quả TTKT. Như vậy, KHCN có vai trò quan trọng tác động trực tiếp đến tốc độ TTKT.

Chi NSNN cho hoạt động KHCN bao gồm chi cho hoạt động quản lý ứng dụng KHCN và hoạt động nghiên cứu KHCN. Về lý thuyết nếu tăng số chi NSNN cho hoạt động KHCN trên tổng thể thì sẽ có kết quả thay đổi về chất: có điều kiện tiếp cận với các công nghệ hiện đại, chuyển giao và áp dụng trong hoạt động sản xuất trong nước hoặc nghiên cứu các công nghệ mới đưa vào ứng dụng. Việc tăng đầu tư cho việc phát triển KHCN là hết sức cần thiết, tuy nhiên tăng với mức độ như thế nào, nguồn kinh phắ đầu tư từ đâu và đầu tư trọng điểm cho nội dung gì để có được kết quả như mong muốn là tập hợp nhiều vấn đề được nghiên cứu tổng thể.

Trong từng giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau, để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, Chắnh phủ có thể điều chỉnh cơ cấu chi NSNN cho KHCN về số lượng cũng như nội dung chi để đạt được mục tiêu phát triển KHCN tạo ra tác động lan toả cho phát triển kinh tế.

Thứ ba, cơ cấu chi NSNN tác động đến yếu tố năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP).

TFP ngày càng có vai trò quan trọng và được coi là yếu tố vô hình tạo nên TTKT. Trong điều kiện các yếu tố tăng trưởng như vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên đều có hạn và chỉ có thể tăng đến một giới hạn nhất định thì việc gia tăng hiệu suất sử dụng, cũng như tổ chức sắp xếp các yếu tố hữu hình nói trên một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cho TTKT. Mô hình TTKT dựa vào tăng TFP được coi là mô hình TTKT có hiệu quả, theo chiều sâu và bền vững.

TFP đánh giá thông qua việc sắp xếp lực lượng lao động hợp lý. Vì thực chất nếu có một lực lượng lao động đủ lớn, được đào tạo tốt nhưng không được sử dụng đúng, bố trắ cho phù hợp giữa ngành nghề đào tạo với công việc thực tế thì năng suất lao động không cao.

TFP thể hiện thông qua tổ chức quản lý sử dụng vốn. Thực tiễn đã chứng minh, không phải cứ đầu tư nhiều là có hiệu quả cao, việc quản lý sử dụng vốn như thế nào để đạt được hiệu quả đầu tư có ý nghĩa quan trọng tương đương với việc gia tăng lượng vốn trong đầu tư. Vì thế, để đạt được hiệu quả đầu tư không chỉ cần tăng đầu tư mà còn phải gia tăng việc quản lý sử dụng vốn đầu tư, để đầu tư tiết kiệm và hiệu quả.

TFP thể hiện thông qua việc kết hợp sử dụng lao động trình độ lao động cao với trình độ cao của KHCN để tạo ra năng suất lao động cao, giá trị gia tăng càng lớn trong một đơn vị sản phẩm.

Nhận thức được vai trò quan trọng của yếu tố TFP đối với TTKT, cần thiết phải có sự đầu tư để gia tăng yếu tố này. Chi NSNN cho TFP thông qua một số các nội dung sau:

- Chi cho hoạt động qui hoạch trong đào tạo từ tổng thể đến chi tiết về đào tạo ngành nghề để có sự kết hợp chặt chẽ giữa kế hoạch đào tạo và nhu cầu trên thực tế. Sắp xếp bố trắ lao động trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế hợp lý nhằm mang lại năng suất lao động cao.

- Chi NSNN cho việc tổ chức hoạt động KHCN sao cho phù hợp trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, điều chỉnh thắch hợp giữa việc sử dụng các công nghệ sẵn có và nghiên cứu các công nghệ mới.

- Chi NSNN để có được giải pháp tổng thể trong việc phối hợp các yếu tố của TTKT như: vốn, lao động, KHCN, tài nguyên sao cho trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế nhất định cần phải định lượng được TTKT cần bao nhiêu vốn, bao nhiêu lao độngẦtrong điều kiện hiện tại của nền kinh tế cần phải sắp xếp các yếu tố hữu hình đó như thế nào để có hiệu quả tăng trưởng tốt nhất.

Như vậy, cơ cấu chi NSNN có tác động quan trọng đến các yếu tố đầu vào của TTKT như vốn, lao động, KHCN, TFP cả về qui mô chi và nội dung chi.

Qui mô chi NS tăng hay giảm sẽ tác động đến độ lớn và chất lượng

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 51 - 60)