Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của NSNN

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 144 - 146)

2010 Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp Ờ xây dựng Dịch vụ

3.3.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của NSNN

Trong mô hình tăng trưởng theo chiều rộng ở giai đoạn 2001 Ờ 2010, yếu tố vốn chiếm đến 60% trong việc tạo nên giá trị tăng trưởng, và trong tổng đầu tư của toàn nền kinh tế thì đầu tư của Nhà nước chiếm đến 50%, tuy nhiên hiệu quả đầu tư từ khu vực Nhà nước không cao thể hiện qua sự đóng góp vào GDP của khu vực này chỉ có 39% và ICOR của khu vực Nhà nước cao nhất trong ba khu vực là 7,8 trong khu ICOR của cả nền kinh tế là Hay nói cách khác, đầu tư từ Nhà nước nhiều nhưng hiệu quả không cao, vì thế khi chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ TTKT theo chiều rộng (dựa vào gia tăng vốn và lao động) sang mô hình TTKT theo chiều rộng và

chiều sâu và định hướng dài hạn là TTKT theo chiều sâu thì cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước. Một trong những yếu tố làm cho hiệu quả đầu tư của khu vực Nhà nước thấp chắnh là từ hoạt động quản lý vốn đầu tư chưa tốt dẫn đến lãng phắ, thất thoát và không đạt hiệu quả như mong muốn, đặc biệt trong hoạt động đầu tư XDCB. Để nâng cao hiệu quả và chống thất thoát vốn đầu tư từ NSNN cho hoạt động XDCB cần chú ý đến các vấn đề sau:

- Tăng cường đổi mới công tác quản lý Nhà nước về đầu tư. Công tác quản lý vốn đầu tư phải được cải tiến theo hướng loại bỏ dần tình trạng khép kắn trong đầu tư XDCB, tách bạch chức năng quản lý Nhà nước và quản lý kinh doanh trong xây dựng. Người ra quyết định đầu tư không được kiêm nhiệm chủ đầu tư.

- Xây dựng, ban hành và kiểm soát các tiêu chắ về chủ đầu tư, ban quản lý dự án.

- Tăng cường chức năng tư vấn giám sát độc lập trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt các dự án lớn, các dự án trọng điểm.

- Nâng cao chất lượng công tác qui hoạch, đặc biệt chú trọng qui hoạch tổng thể và qui hoạch dài hạn, phải quản lý một cách kiên quyết công tác đầu tư thi công theo đúng qui hoạch.

- Có cơ chế giám sát chặt chẽ việc tuân thủ đầy đủ các khâu của quá trình đầu tư, thực hiện nghiêm các qui định của pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư, đấu thầu. Gắn trách nhiệm của các chủ đầu tư, nhà thầu thi công với kết quả công việc.

- Thực hiện công khai, minh bạch trong các hoạt động thanh quyết toán vốn đầu tư. Thực hiện việc kết hợp, đẩy mạnh công khai dân chủ ở cấp cơ sở với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cả hệ thống chắnh trị, của các cơ quan quản lý và của nhân dân.

Đối với các hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhà nước vào nền kinh tế cho các DNNN thông qua hoạt động cấp vốn trực tiếp từ NSNN, ưu đãi về

tắn dụng cũng như ưu đãi trong phân bổ các nguồn lực hiếm như đất đai, vị trắ thuận lợi nhằm phát triển hoạt động kinh tế Nhà nước trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Nhưng với tất cả các ưu đãi đó, trong thời gian qua hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước chưa đóng vai trò tương xứng với kỳ vọng, hoạt động không hiệu quả, làm cho hiệu quả đầu tư của nguồn vốn Nhà nước thấp hơn so với các khu vực kinh tế khác ngoài Nhà nước. Một trong những nguyên nhân của việc hoạt động không hiệu quả của nhiều DN, tập đoàn của Nhà nước đã đầu tư vốn vào các lĩnh vực không phải là sở trường nên kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ gây thất thoát vốn lớn cho Nhà nước. Vì vậy, trong thời gian vừa qua Chắnh phủ đã chỉ đạo việc tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty có vốn Nhà nước. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để có thể nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn đầu tư từ NSNN cho các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cần phải thực hiện:

- Đẩy mạnh việc tái cơ cấu hoạt động các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, chỉ cho phép hoạt động trên các lĩnh vực chắnh của ngành, không được mở rộng sang các lĩnh vực không phải chuyên môn. Cụ thể như ngành điện, dầu khắ không được kinh doanh ngân hàng, hoạt động tài chắnhẦ

- Đầu tư cho các DN hoạt động trên những lĩnh vực mới, có triển vọng phát huy tác động lan toả đối với toàn nền kinh tế như chế tạo vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ sinh họcẦ

- Đối với các DN hoạt động trong các lĩnh vực không mang tắnh đặc thù như công nghiệp quốc phòng và đã đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả Nhà nước cần tư nhân hoá và rút vốn ra khỏi lĩnh vực đó để đầu tư cho lĩnh vực mới, quan trọng hơn.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 144 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w