2010 Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp Ờ xây dựng Dịch vụ
3.1.2. Bối cảnh trong nước 1.Những thuận lợ
3.1.2.1. Những thuận lợi
Thứ nhất, về chắnh trị - xã hội, Việt Nam tiếp tục có môi trường chắnh
lần thứ XI đặt ra yêu cầu phải tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng để đảm bảo chất lượng tăng trưởng và tăng trưởng bền vững, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là định hướng phát triển kinh tế mà Đảng và Nhà nước đã vạch ra, từ đó có các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội rõ ràng cho giai đoạn 2011 Ờ 2020, tạo môi trường đầu tư an toàn, thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thứ hai, quan điểm về phát triển kinh tế của Việt Nam đổi mới và
theo hướng mở. Việt Nam đã tham gia hội nhập sâu và rộng hơn vào môi trường kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Điều đó là cơ hội để Việt Nam thu hút được nhiều nguồn đầu tư từ ngoài hơn, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội đưa hàng hoá ra với thị trường quốc tế nhiều hơn; nhưng cũng đồng thời là thách thức yêu cầu Việt Nam phải đổi mới để nâng cao lợi thế so sánh nhằm tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh mạnh. Sự đổi mới của Việt Nam thể hiện qua những đổi mới về chắnh sách và hành động cụ thể nhằm tạo ra bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng hiện đại.
Thứ ba, Việt Nam đã đạt được những thành quả kinh tế ấn tượng giai
đoạn 2001 Ờ 2010, làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế giai đoạn 2011 Ờ 2020. Giai đoạn 2001 Ờ 2010 qui mô kinh tế Việt Nam đã được nâng lên rõ rệt, Việt Nam đã vượt qua ngưỡng quốc gia có thu nhập thấp, đạt được các giá trị TTKT cao, quan hệ tắch luỹ và tiêu dùng, huy động và sử dụng vốn đầu tư đã hiệu quả hơn trước. Đây là tiền đề quan trọng để giai đoạn 2011 Ờ 2020 và gần hơn là 2011 Ờ 2015 Việt Nam đạt tới các giá trị cân đối vĩ mô của nền kinh tế.
Thứ tư, sau khủng hoảng tài chắnh và suy thoái toàn cầu giai đoạn
2008 Ờ 2010, giai đoạn 2011 Ờ 2020 Việt Nam tập trung để tái cấu trúc lại nền kinh tế với các nội dung như: cấu trúc lại thị trường tài chắnh, ngân hàng, chứng khoán nhằm minh bạch hoá các hoạt động trên thị trường vốn
để các hoạt động trên thị trường này phục vụ tốt nhất cho TTKT; cấu trúc lại cơ cấu ngành, vùng, lãnh thổ, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu lao động... theo hướng hiện đại và hiệu quả; cơ cấu lại các DN nâng cao hiệu quả hoạt động của các DN đặc biệt là các DNNN.
3.1.2.2. Khó khăn
Thứ nhất, qui mô nền kinh tế Việt Nam mặc dù đã được nâng lên một
bước đáng kể nhưng vẫn còn quá thấp so với các nước trong khu vực. Tốc độ TTKT được duy trì ở mức cao nhưng chất lượng, hiệu quả TTKT thấp, khả năng tăng trưởng bền không nhiều. Các chỉ tiêu cân đối vĩ mô chưa được đảm bảo vững chắc, ổn định. Trình độ công nghệ kém, chất lượng lao động và năng suất lao động còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thứ hai, cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng vùng đã có sự
chuyển dịch theo nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế nhưng vẫn còn chậm và mang nặng yếu tố truyền thống, khép kắn.
Thứ ba, việc tái cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn
kinh tế chưa mang lại hiệu quả như mong muốn nên hoạt động của các doanh nghiệp này chưa mang lại giá trị cao cho TTKT.
Thứ tư, hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam chưa đủ rộng và hiệu
quả để có thể giải quyết được các vấn đề xã hội như xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn. Do đó sự chênh lệch phát triển giữa các vùng, miền, giữa các nhóm dân cư vẫn còn một khoảng cách lớn. Về môi trường, Việt Nam trong những năm tới sẽ phải đối mặt với các tác động của biến đổi khắ hậu toàn cầu, do đó những hậu quả xấu do các hiện tượng tự nhiên mang đến như lũ lụt, sạt lở đất...sẽ tác động không nhỏ đến đời sống và sản xuất của rất nhiều địa phương trên cả nước.