Giữ ổn định tỷ lệ chi thường xuyên, tăng tắch luỹ nội bộ của nền kinh tế nhằm dành nguồn lực cho chi ĐTPT

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 141 - 143)

2010 Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp Ờ xây dựng Dịch vụ

3.3.3.Giữ ổn định tỷ lệ chi thường xuyên, tăng tắch luỹ nội bộ của nền kinh tế nhằm dành nguồn lực cho chi ĐTPT

tế nhằm dành nguồn lực cho chi ĐTPT

Một trong các chức năng quan trọng của chi NSNN là duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước, do đó chi thường xuyên của Nhà nước luôn phải được đảm bảo để bộ máy Nhà nước có thể Ộvận hànhỢ có hiệu quả. Tuy nhiên, nên duy trì tỷ lệ nhất định của chi thường xuyên trong tổng chi ở một mức nhất định, kiểm soát để tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi không tăng liên tục về số tương đối năm sau cao hơn năm trước. Mức khống chế cho chi thường xuyên nên ở mức không vượt quá 60% tổng chi NSNN. Với sự khống chế như vậy đòi hỏi việc phân bổ NSNN cho các nội dung, lĩnh vực phải được xem xét chặt chẽ và sát với thực tế, đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc, yêu cầu trong tất cả các khâu của chu trình NS. Ở khâu lập dự toán, cần xây dựng lại các định mức chi sao cho sát với thực tế, vừa đảm bảo nguồn lực tài chắnh để thực hiện nhiệm vụ vừa đúng đối tượng, nội dung tránh tình trạng chỗ thừa chỗ thiếu gây lãng phắ. Bên cạnh đó, việc xây dựng kế hoạch phải được xem xét nhu cầu từ cấp cơ sở để tránh tình trạng dự toán được phân bổ từ trên xuống hoặc theo tiêu chắ trung bình. Trong khâu chấp hành dự toán chi thường xuyên, để đảm bảo kiểm soát không chi vượt ngoài dự toán cần tăng cường hoạt động giám sát chi của KB đối với các đơn vị dự toán, nhanh chóng triển khai để các đơn vị dự toán có thể sử dụng TABMIS trong nhận và rút dự toán, tăng

cường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho các kế toán và chủ tài khoản của các đơn vị dự toán nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động quản lý tài chắnh tại các đơn vị dự toán, giảm tối đa các sai phạm tài chắnh trong sử dụng kinh phắ NSNN tại đơn vị.

Trong tổng chi thường xuyên NSNN hàng năm thì chiếm từ 70% - 80% là chi thanh toán cá nhân, chi cho chuyên môn nghiệp vụ chiếm từ 15% - 20%, chi mua sắm sửa chữa và chi thường xuyên khác chỉ chiếm có 5% - 10%. Như vậy, chiếm tỷ trọng lớn trong chi thường xuyên vẫn là để duy trì bộ máy của các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp Nhà nước. Bộ máy này quá cồng kềnh và phụ thuộc vào NSNN quá lớn. Do đó phần kinh phắ dùng cho hoạt động chuyên môn như chi chuyên môn nghiệp vụ hay mua sắm công cụ dụng cụ, TSCĐ không nhiều và hiệu quả mang lại cho phục vụ cho hoạt động quản lý cũng như cung ứng các hàng hoá công cộng là không cao. Giải pháp đặt ra để nâng cao hiệu quả của các khoản chi thường xuyên là giảm gánh nặng chi tiêu NSNN cho bộ máy trong chi thường xuyên, tập trung nhiều cho các khoản chi chuyên môn nghiệp vụ và đầu tư cho TSCĐ phục vụ hoạt động là thực hiện chặt chẽ hoạt động định biên đối với các đơn vị sự nghiệp và các cơ quan Nhà nước, gắn chặt giữa số biên chế lao động và mục tiêu, nhiệm vụ công việc được giao; thực hiện giao kinh phắ và quyền chủ động hoàn toàn cho lãnh đạo đơn vị trong việc tuyển dụng nhân sự, sa thải nhân sự. Có như vậy thì việc định biên và tiết kiệm chi tiêu cho bộ máy mới có hiệu quả. Hiện nay, lãnh đạo đơn vị chỉ có quyền nhận người theo biên chế Nhà nước giao mà không có quyền bỏ bớt số lao động không cần thiết hoặc không phù hợp với công việc trong đơn vị, vô hình chung đơn vị sẽ phải trả tiền cho những lao động này mà không thu được kết quả công việc như mong muốn, hay nói cách khác, chi tiêu của NSNN không hiệu quả và lãng phắ rất lớn cho khoản chi này.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 141 - 143)