Một số nội dung cơ bản về TTKT 1.Khái niệm TTKT

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 39 - 40)

1.2.1. Khái niệm TTKT

TTKT hiểu theo nghĩa rộng là sự tăng thêm (gia tăng) về qui mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.

TTKT là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và qui mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng qui mô, sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc [6,6].

TTKT được tắnh và đo bằng mức gia tăng về tổng giá trị của cải xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm quốc nội.

- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị tắnh bằng tiền của những hàng hóa, dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (dù là sản xuất ở trong nước hay ở nước ngoài) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tắnh bằng tiền của toàn bộ hàng hóa, dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó (dù nó thuộc về người trong nước hay người nước ngoài) trong một thời gian nhất định (thường là một năm)

Như vậy TTKT chắnh là mức gia tăng GDP hay GNP năm sau so với năm trước.

Bên cạnh đó, GDP và GNP đều là các giá trị thể hiện bằng tiền thông qua giá cả, vì vậy khi tắnh đến yếu tố lạm phát người ta phân ra GDP, GNP danh nghĩa và GDP, GNP thực tế. GDP, GNP danh nghĩa là GDP, GNP được tắnh theo giá hiện hành của năm tắnh; còn GDP, GNP thực tế được tắnh theo giá cố định của một năm được chọn làm gốc. Như vậy, GDP và GNP thực tế sẽ loại trừ được ảnh hưởng của sự biến động giá cả (lạm phát). Từ đó, có mức tăng trưởng danh nghĩa và mức tăng trưởng thực tế.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 của việt nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w