Theo nội dung kinh tế chi NSNN bao gồm: chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ viện trợ. Trong giai đoạn 2001 - 2010 cơ cấu các khoản chi này trong tổng chi NSNN đều có những thay đổi nhất định. Xét về cơ cấu chi NSNN theo nội dung kinh tế thì chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi ở mức từ 50% - 60% qua các năm từ 2001 Ờ 2010; chi đầu tư phát triển có tỷ trọng từ 20% - 30%; chi trả nợ viện trợ từ 6% - 10% và các khoản chi khác.
(Nguồn: Bộ Tài chắnh)
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu chi NSNN theo nội dung kinh tế từ 2001 Ờ 2010
2.1.2.1. Cơ cấu chi ĐTPT NSNN giai đoạn 2001 Ờ 2010
Trong giai đoạn 2001-2010, chi ĐTPT từ NSNN có xu hướng tăng, với mức tăng khoảng 3 lần từ 40.200 tỷ đồng năm 2001 tăng lên 125.500 tỷ đồng năm 2010. Tổng số chi ĐTPT giai đoạn 2001-2010 được thể hiện như sau:
Bảng số 2.1: Chi ĐTPT NSNN giai đoạn 2001 Ờ 2010
Đơn vị tắnh: tỷ đồng
Nội dung 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Chi đầu tư
XDCB 36,816 41,239 54,430 61,746 72,842 81,078 98,692 124,664 171,631 120,100
Chi về vốn
khác 3,420 3,979 5,199 4,369 6,357 7,263 5,610 11,247 8,630 5,400
Tổng 40,236 45,218 59,629 66,115 79,199 88,341 104,302 135,911 180,261 125,50 0
(Nguồn: Bộ Tài chắnh)
Tổng chi ĐTPT của NSNN trong giai đoạn 2001 Ờ 2010 tăng về số tuyệt đối qua các năm, năm sau cao hơn năm trước: Nếu năm 2001 mới đạt 40.200 tỷ đồng, thì năm 2005 đã đạt 66.000 tỷ đồng, năm 2008 tăng gấp đôi so với năm 2005 và đạt mức 135.911 tỷ đồng, năm 2009 là 135.500 tỷ đồng, năm 2010 giảm xuống mức 125.500 tỷ đồng.
Tỷ trọng chi ĐTPT trong tổng chi NSNN giai đoạn 2001 Ờ 2010 chiếm từ 21,8% đến 31,76%, đạt mức trên 30% trong các năm 2001, 2002, 2004; năm 2006 Ờ 2007 tỷ trọng chi ĐTPT trong tổng chi NSNN giảm từ 22,3% xuống 21,8%; năm 2007 - 2008 tỷ trọng này tăng từ 21,8% lên 26,9%; năm 2009 tỷ trọng lại giảm từ 26,9% xuống còn 24,8% và tiếp tục giảm xuống còn 22,2% vào năm 2010.
Trong tổng chi ĐTPT của NSNN bao gồm 2 nội dung: chi đầu tư XDCB và chi ĐTPT khác. Xem xét cơ cấu này trong giai đoạn 2001 Ờ 2010 cho thấy:
Chi đầu tư XDCB luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ĐTPT và có xu hướng tăng nhanh.
Xét về cơ cấu, chi đầu tư XDCB luôn chiếm tỉ lệ lớn trong tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN. Trong giai đoạn 2001-2010, số chi đầu tư XDCB luôn chiếm trên 90%, trong đó thấp nhất là năm 2002 với tỉ lệ 91.2% và cao nhất là năm 2010 95.7%. Duy trì ở mức cao trong các năm 2004, 2007, 2009 lần lượt với các số: 93.39%; 94.62%; 95.21%.
(Nguồn: Bộ Tài chắnh)
Tỷ trọng chủ yếu của chi đầu tư XDCB nhằm tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng KT - XH, như: cải tạo xây dựng hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng xã hội như: giáo dục, y tế, văn hoá, thể thaoẦ, đầu tư cho các ngành nghề mũi nhọn trọng yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ mà chi đầu tư XDCB có những biến động nhất định. Cụ thể:
Năm 2006: Cùng với vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN, Chắnh phủ đã phát hành thêm 10.666 tỷ đồng Trái phiếu Chắnh phủ để đầu tư cho các công trình giao thông, thủy lợi trọng điểm đưa tổng số chi đầu tư phát triển từ NSNN năm 2006 đạt 96.750 tỷ đồng, chiếm 9,9% GDP. Bằng nguồn vốn này, đã từng bước hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều trục đường giao thông quan trọng (đường Hồ Chắ Minh, quốc lộ 6, quốc lộ 32, các đường thuộc hệ thống đường vành đai biên giới phắa Bắc...), và nhiều công trình thuỷ lợi quan trọng, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Năm 2007: tiếp tục huy động trái phiếu để đầu tư các công trình giao thông, thuỷ lợi trọng điểm và tái định cư phục vụ xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, thuỷ lợi miền núi và đường giao thông đến trung tâm các xã. Tuy nhiên, do khả năng hấp thụ vốn không cao và tiến độ giải ngân vốn chậm, nên vốn Trái phiếu Chắnh phủ thực hiện trong năm ước đạt trên 70% mức dự kiến đầu năm. Kết hợp nguồn vốn Trái phiếu Chắnh phủ, nguồn đầu tư từ xổ số kiến thiết với nguồn vốn bố trắ trong cân đối NSNN, thì tổng chi ĐTPT từ NSNN năm 2007 ước đạt 31,7% tổng chi NSNN, chiếm 10,8% GDP. Nguồn vốn đầu tư của NSNN, cùng với vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã góp phần đưa tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2007 đạt 40,4% GDP, tăng 16,1% so với năm 2006.
Chi đầu tư XDCB được ưu tiên tập trung thực hiện các công trình, dự án kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát huy lợi thế của từng vùng, từng ngành, nhất là hạ tầng các tỉnh miền núi phắa Bắc, miền núi phắa tây các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; các địa phương sử dụng dự phòng NSĐP và nguồn vượt thu NSĐP (nhất là vượt thu tiền sử dụng đất) để đầu tư cho các công trình hạ tầng quan trọng trên địa bàn theo đúng chế độ quy định.
Năm 2008: bằng việc rà soát lại danh mục các dự án, công trình đầu tư; đình hoãn và giãn tiến độ thực hiện trong năm là 1.968 dự án, với tổng số vốn là khoảng 5.992 tỷ đồng, bằng 8% kế hoạch năm 2008 đã đưa tổng số vốn để tập trung bố trắ cho các dự án hoàn thành và có khả năng đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2008 tăng lớn. Tổng hợp nguồn vốn TPCP, nguồn đầu tư từ xổ số kiến thiết và nguồn vốn cân đối NSNN, tổng chi ĐTPT từ NSNN năm 2008 ước đạt 144.300 tỷ đồng, bằng 30,3% tổng chi NSNN, bằng 9,7% GDP. Nguồn vốn đầu tư của NSNN, cùng với vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã góp phần đưa tổng vốn ĐTPT toàn xã hội năm 2008 ước đạt khoảng 39% GDP.
Năm 2009: trong bối cảnh nền kinh tế trong nước chịu tác động ảnh hưởng sâu sắc bởi khủng hoảng kinh tế trong khu vực và trên thế giới, do đó chi ĐTPT của NSNN năm 2009 thay đổi, nguồn chi ĐTPT có thêm nguồn 22.700 tỷ đồng bằng 20% so dự toán được bổ sung nguồn từ gói kắch thắch kinh tế, nguồn dự phòng NSNN, nguồn được sử dụng theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn. Trong quá trình thực hiện, quy trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư đã được sửa đổi từ thẩm tra trước sang kiểm tra sau để tạo điều kiện cho các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn... Bên cạnh đó, qua chắnh sách kắch cầu đầu tư, nhất là giải pháp hỗ trợ lãi suất vay vốn tắn dụng ngân hàng, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng đảm bảo được vốn trong quá trình thực hiện các dự án, do đó việc triển khai các dự án nhìn chung tốt hơn so với năm 2008.
Năm 2010: chi ĐTPT của NSNN là 170.970 tỷ đồng, chiếm 21,6% tổng chi cân đối NSNN. Trong đó chi ĐTPT của ngân sách Trung ương 69.300 tỷ đồng, tăng 13,1% so dự toán năm 2009. Chắnh phủ phát hành 56.000 tỷ đồng TPCP để thực hiện các dự án giao thông, thuỷ lợi và kiên cố hoá kết hợp chuẩn hóa trường lớp học, thực hiện đầu tư, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, đa khoa khu vực liên huyện, trạm y tế xã, bệnh viện lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn và xây dựng kư túc xá sinh viên,... Tắnh cả nguồn TPCP và nguồn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết (khoảng 7.000 tỷ đồng) thì tổng chi ĐTPT năm 2010 chiếm khoảng 29,3% tổng chi NSNN.
Với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước nêu trên và vốn huy động từ các thành phần kinh tế, dự kiến tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2010 bằng khoảng 41% GDP.
Như vậy, Chắnh phủ luôn quan tâm tạo nguồn cho chi đầu tư XDCB của NSNN, vốn trái phiếu chắnh phủ để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh
tế - xã hội nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao trong cả thời kỳ 2001- 2010.
2.1.2.2. Cơ cấu chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2001 -
2010
Trong giai đoạn 2001 Ờ 2010 tổng chi thường xuyên của NSNN, bao gồm các khoản chi đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chắnh trị, xã hội cũng như cung ứng các hàng hoá công cộng cho nền kinh tế chiếm tỷ trọng chủ yếu và có xu hướng tăng về số tuyệt đối. Số chi thường xuyên năm 2001 là 77.000 tỷ đồng, đến năm 2005 tăng lên là 135.800 tỷ đồng và năm 2010 là 355.560 tỷ đồng. Như vậy trong vòng 10 năm, số chi thường xuyên đã tăng gấp 5 lần.
Tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN giai đoạn 2001 Ờ 2005 chiếm tỷ lệ cao. Mặc dù trong khoảng thời gian 2006 Ờ 2007 tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi giảm xuống, chỉ chiếm từ 45,4% đến 48,5%, nhưng đã tăng trên 60% trong các năm 2008 Ờ 2010, đặc biệt năm 2009 tỷ trọng chi thường xuyên tăng lên mức 65,4% trong tổng chi. Như vậy, về cơ bản chi thường xuyên vẫn chiếm trên 50% tổng chi NSNN. Điều này cho thấy trong cơ cấu chi NSNN số chi để duy trì các hoạt động thường xuyên của bộ máy Nhà nước vẫn chiếm vị trắ chủ yếu. Bên cạnh đó, số chi thường xuyên (số tuyệt đối) tăng qua các năm chỉ ra nhu cầu chi cho các khoản chi sự nghiệp kinh tế, GDĐT, văn hoá xã hội, cải cách bộ máy hành chắnh, đảm bảo an ninh quốc phòng, thực hiện cải cách tiền lương, thực hiện các chắnh sách phát triển kinh tế miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, xoá đói giảm nghèo tăng đều đặn qua các năm.
Bảng 2.2: Chi thường xuyên NSNN từ 2001 - 2010 Đơn vị tắnh: tỷ đồng Nội dung 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Chi QLHC 8,734 8,599 11,359 15,901 18,761 18,515 32,071 32,855 44,903 47,234 Chi SN kinh tế 6,288 7,987 8,164 10,301 11,801 14,212 15,936 25,423 26,866 26,284 Chi SN xã hội 37,369 40,747 50,185 55,185 61,475 78,059 92,029 144,050 180,023 187,890 Chi quốc phòng 7,931 8,841 13,058 14,409 16,278 20,577 26,179 34,848 40,736 44,400 Chi an ninh trật tự - an toàn XH 3,311 4,294 5,745 6,576 7,266 9,984 12,102 16,920 21,270 21,270 Chi trả nợ lãi 3,157 3,368 6,395 7,217 6,621 7,965 12,660 15,477 24,040 24,040 Chi cải cách tiền lương 0 0 0 2,356 12,983 16,572 21,666 28,400 36,600 35,490 Chi thường xuyên khác 10,21 0 10,36 4 7,616 9,293 14,708 14,185 19,367 27,738 14,422 3,232 Tổng 77,000 84,200 102,522 121,238 149,893 180,069 232,010 325,711 388,860 389,840 (Nguồn: Bộ Tài chắnh)
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu chi thường xuyên giai đoạn 2001 Ờ 2010
(Nguồn: Bộ Tài chắnh)
Trong tổng số chi thường xuyên, số chi cho sự nghiệp văn xã (GDĐT, y tế, KHCN, văn hoá thể thao, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, dân số kế hoạch hoá gia đình, lương hưu và đảm bảo xã hội) vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến chi quản lý hành chắnh chiếm trên 11%;
chi quốc phòng là 10% và chi sự nghiệp kinh tế ở mức thấp nhất là 8%. Tuy vậy, tỷ lệ chi cho sự nghiệp văn xã cũng biến động từ 39,7% năm 2007 đến trên 48% năm 2008 và 2010 giảm còn 45%. Trong tổng chi sự nghiệp văn xã thì chi cho GDĐT chiếm đến 50% và chiếm khoảng 20% tổng chi thường xuyên.
Như vậy, xem xét cơ cấu các khoản chi thường xuyên theo nội dung kinh tế chỉ ra rằng, tổng chi thường xuyên qua các năm từ 2001 Ờ 2010 tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối song cơ cấu các khoản chi thường xuyên theo nội dung kinh tế không có biến động nhiều. Điều đó góp phần tạo cơ sở vững chắc để duy trì hoạt động quản lý nhà nước cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước.