2010 Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp Ờ xây dựng Dịch vụ
3.2.2. Định hướng chuyển đổi mô hình TTKT giai đoạn 2011 Ờ 2020 1 Quan điểm
3.2.2.1. Quan điểm
(1) Duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, đảm bảo chất lượng tăng trưởng.
Việt Nam phải tiếp tục duy trì tốc độ TTKT cao. Vì xuất phát điểm phát triển kinh tế của Việt Nam rất thấp, nên nếu không tiếp tục đạt được tốc độ TTKT bằng hoặc cao hơn các nước trong khu vực thì Việt Nam sẽ luôn tụt lại so với các nước có điều kiện phát triển kinh tế tương tự trong khu vực như Thái Lan, IndonexiaẦMục tiêu TTKT phải được đặt ra trong dài hạn. Vì thực chất một nền kinh tế tăng trưởng nhanh không đồng nghĩa với một nền kinh tế mạnh, mặt khác tốc độ TTKT cao duy trì được trong thời gian bao lâu. Do đó, nếu muốn có một nền tảng phát triển ổn định cho kinh tế Việt Nam thì có thể trong một giai đoạn nhất định Chắnh phủ phải tập trung cho việc tạo lập các cơ sở cho tăng trưởng dài hạn chứ không chỉ tập trung cho tốc độ TTKT cao.
Bên cạnh đó phải thay đổi quan điểm khi xây dựng mô hình TTKT để đạt tốc độ tăng trưởng cao bằng mọi giá, tăng trưởng nhờ vào tăng vốn và khai thác tài nguyên. Để có được tốc độ tăng trưởng cao và duy trì nó trong một thời gian dài đòi hỏi quan tâm đến chất lượng tăng trưởng, hiệu quả của tăng trưởng trong dài hạn. Cụ thể hơn, không chỉ dừng lại ở việc gia tăng qui mô vốn đầu tư mà còn phải quan tâm đến nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gia tăng sự đóng góp của yếu tố công nghệ đặc biệt là công nghệ cao vào TTKT. Hay nói cách khác là gia tăng chiều sâu cho sự phát triển. Bên cạnh đó, phải luôn quan tâm đến mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chi phắ bỏ ra để có được giá trị tăng trưởng đó, phải thực hiện quan điểm chi phắ thấp nhất nhưng hiệu quả tăng trưởng cao nhất.
(2) Tăng trưởng phải gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội
Quan điểm này hướng mô hình TTKT tới các mục tiêu phát triển bền vững. Theo đó, bên cạnh việc có được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cần phải quan tâm đến các vấn đề về tài nguyên, môi trường và xã hội. Cụ thể, khi tăng trưởng cao nhưng trong giai đoạn trước mắt, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, các vấn đề xã hội như thất nghiệp, di dân, tội phạmẦ không giải quyết được thì TTKT chỉ dừng lại ở góc độ kinh tế mà không được gọi là một quốc gia phát triển. Vì thế, TTKT phải gắn với việc nâng cao thu nhập, mức sống, chất lượng cuộc sống cho người dân, nâng cao chỉ số phát triển con người. Đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội và bảo vệ môi trường thông qua việc gắn kết các chắnh sách kinh tế với nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và chống ô nhiễm môi trường.