2001 Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp Ờ xây dựng
2.2.2. Những hạn chế và bất cập về cơ cấu chi NSNN đối với thúc đẩy TTKT
thúc đẩy TTKT
2.2.2.1. Mức chi NSNN tăng cao nhưng hiệu quả đầu tư thấp
nên TTKT không bền vững
Trong giai đoạn 2001 Ờ 2010 TTKT của Việt Nam theo mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, tăng nhanh yếu tố vốn và số lượng lao động để đạt đến chỉ tiêu tăng trưởng. Trong tổng vốn đầu tư xã hội, cơ cấu vốn đầu tư của NSNN thường chiếm tỷ trọng chủ yếu (khoảng 50 -60%). Tuy nhiên, việc tăng vốn đầu tư nhưng không đi kèm với tăng hiệu quả đầu tư nên chất lượng và hiệu quả phát triển KT - XH từ các khoản đầu tư của Nhà nước chưa thực sự bền vững.
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Nhìn vào cơ cấu vốn đầu tư theo khu vực kinh tế có thể thấy vốn đầu tư khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng đầu tư xã hội: khoảng 40-65% tổng vốn đầu tư; vốn vay chiếm từ 15% đến 30% và đầu tư của các DNNN chiếm khoảng từ 20% đến 30%. Tỷ trọng vốn đầu tư của NSNN có xu hướng tăng lên và là nhân tố tác động trực tiếp tới việc gia tăng tỷ lệ tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, khi xem xét mối quan hệ giữa đầu tư và giá trị tạo nên từ khoản đầu tư đó trong GDP thì không có sự tỷ lệ thuận ở phần đầu tư từ NSNN.
Bảng số 2.13: Cơ cấu đầu tư và cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế
Đơn vị: %
Cơ cấu vốn đầu tư Cơ cấu GDP
1995 2000 2006 2008 2010 1995 2000 2006 2008 2010Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Khu vực ngoài NN 27,6 32,9 38,1 33,9 31,2 53,5 48,2 45,6 46,1 47,8 Khu vực có vốn đầu tư NN 30,4 18 16,2 25,5 12,6 6,3 11,4 17,0 18,4 16,2 Khu vực NN 42 49,1 45,7 41,6 46,2 40,2 38,5 37,4 35,5 36,0 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Đầu tư của khu vực Nhà nước luôn giữ ở mức cao chiếm gần 50% trong tổng đầu tư theo thành phần kinh tế, tuy nhiên sự đóng góp vào GDP của khu vực Nhà nước lại thấp hơn khu vực ngoài Nhà nước trong tất cả các năm từ 1995 đến 2010 và có xu hướng giảm đi trong khi cơ cấu vốn đầu tư tăng lên. Năm 1995 cứ 1% đóng góp của khu vực Nhà nước vào GDP phải bỏ ra tương ứng 1,04% vốn đầu tư; năm 2000 là 1,27%; năm 2006 là 1,3%; năm 2008 và 2010 là 1,36%. Như vậy có thể thấy 1% GDP do khu vực Nhà nước tạo ra ở thời điểm hiện tại cần đầu tư nhiều hơn so với năm 1995. Hay nói cách khác, hiệu quả đầu tư từ khu vực Nhà nước không tốt bằng khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Việc này dẫn đến hệ quả: tăng đầu tư từ khu vực Nhà nước nhưng hiệu quả đầu tư không tăng lên theo tỷ lệ thuận.
Hiệu quả đầu tư được xem xét thông qua chỉ số ICOR. Trong những năm vừa qua, nếu so sánh với các quốc gia trong khu vực thì hiệu quả đầu tư của Việt Nam thấp hơn, hay nói cách khác chi phắ đầu tư của Việt Nam cao nhưng kết quả mang lại không cao.
Bảng 2.14 : So sánh ICOR của Việt Nam với các nước giai đoạn tăng trưởng nhanh Thời kỳ tăng trưởng nhanh Tỷ lệ đầu tư (% GDP) Tỷ lệ tăng trưởng (%) ICOR Trung Quốc 1991 Ờ 2003 39,1 9,5 4,1 Nhật Bản 1961 Ờ 1970 32,6 10,2 3,2 Hàn Quốc 1981 Ờ 1990 29,6 9,2 3,2 Đài Loan 1981 Ờ 1990 21,9 8,0 2,7 Việt Nam 2001 Ờ 2005 2006 Ờ 2010 37,7 42,6 7,5 6,97 5,0 6,1
(Nguồn: Báo cáo phát triển thế giới của Ngân hàng Thế giới)
Trong giai đoạn Việt Nam tăng trưởng nhanh để có được một đơn vị GDP gia tăng, Việt Nam cần phải đầu tư nhiều hơn so với các nước trong khu vực. Có thể thấy, giai đoạn 2001 Ờ 2005 kinh tế Việt Nam tăng trưởng
trung bình là 7,5% và ICOR là 5,0 nhưng Nhật Bản trong giai đoạn 1961 Ờ 1970 chỉ cần 3,2 đơn vị vốn đầu tư để đạt được 1 đơn vị GDP và có kết quả tăng trưởng rất cao là 10,2% hay Hàn Quốc giai đoạn 1981 Ờ 1990 hệ số ICOR cũng chỉ có 3,2 và đạt tốc độc TTKT là 9,2%. Việt Nam cũng có tỷ lệ đầu tư/GDP cao nhất trong các nước nói trên (tương đương với Trung quốc): giai đoạn 2001 Ờ 2005 tỷ lệ đầu tư của Việt Nam trong GDP là 37,7% và giai đoạn 2006 Ờ 2010 là 42,6%. Điều đó càng cho thấy Việt Nam sử dụng mô hình TTKT dựa vào tăng vốn đầu tư để có được tốc độ tăng trưởng cao nhưng suất đầu tư của Việt Nam rất lớn, hay nói cách khác để tạo ra một đơn vị GDP gia tăng Việt Nam đã phải bỏ ra nhiều vốn đầu tư, điều đó chứng tỏ rằng gia tăng vốn nhưng không đạt hiệu quả TTKT.
Trong toàn bộ các khu vực kinh tế, đầu tư ở khu vực Nhà nước kém hiệu quả nhất. Thông qua chỉ số ICOR của từng khu vực cho thấy, nếu suất đầu tư của cả nền kinh tế là 5,2 thì của khu vực nhà nước cao nhất là 7,8 và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 5,2, cao hơn rất nhiều so với khu vực ngoài Nhà nước chỉ có 3,2. Hay nói cách khác, suất đầu tư của khu vực Nhà nước cao gấp 2 lần của khu vực ngoài Nhà nước. Điều đó nói lên rằng, mặc dù vốn đầu tư của khu vực Nhà nước chiếm gần 50% trong tổng đầu tư của toàn nền kinh tế nhưng hiệu quả không cao, chỉ bằng ơ khu vực ngoài Nhà nước. Hay nói cách khác để có được một đồng GDP tăng lên thì khu vực Nhà nước cần phải đầu tư gấp 2 lần so với khu vực ngoài Nhà nước. Và kết quả thấy rõ là tỷ lệ đóng góp vào GDP của khu vực Nhà nước không cao bằng khu vực ngoài Nhà nước.
Bảng số 2.15 : Hệ số ICOR giai đoạn 2000 Ờ 2007 tắnh theo vốn đầu tư
Khu vực Tắnh theo tổng vốn đầu tư
Toàn nền kinh tế 5,2
Khu vực ngoài Nhà nước 3,2
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 5,2
(Nguồn: Kết quả tắnh toán của Bùi Trinh năm 2009 theo số liệu của Tổng cục Thống kê)
Các dữ liệu và phân tắch nêu trên đều chỉ ra rằng, nếu không đảm bảo được hiệu quả đầu tư thì có tăng lượng vốn đầu tư cao đến đâu cũng không có được hiệu quả TTKT cao như mong muốn.
2.2.2.2. Cơ cấu chi NSNN cho các yếu tố tạo nên TTKT bền
vững như KHCN, TFP, chất lượng lao động chưa được chú trọng nhiều
Trong mô hình TTKT theo chiều rộng của Việt Nam trong những năm qua, yếu tố được quan tâm nhiều để đem lại giá trị tăng trưởng đó là vốn và lao động. Tuy nhiên, việc tăng về số lượng mà không đảm bảo chất lượng sẽ làm cho độ bền vững của các yếu tố tăng trưởng không cao. Vốn tăng lên nhưng hiệu quả sử dụng vốn thấp hay số lượng lao động tăng lên nhưng chất lượng lao động kém, việc sử dụng lao động không hợp lý, không áp dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất và quản lý thì mục tiêu tăng trưởng không đạt được như kỳ vọng.
Sự thay đổi trong cơ cấu chi thường xuyên của giai đoạn 2001 Ờ 2010 cho thấy những tác động nhất định đến các yếu tố của TTKT theo mô hình TTKT xét theo cấu trúc các yếu tố đầu vào bao gồm các yếu tố vốn (K), lao động (L) và năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP). Tuy nhiên, tỷ trọng chi NSNN cho GDĐT, KHCN chưa tương xứng với đóng góp của các yếu tố này vào TTKT.
(1) Chi đầu tư phát triển KHCN nhằm gia tăng sự đóng góp của yếu tố TFP trong giá trị TTKT chưa cao
Chi NSNN cho hoạt động KHCN trong giai đoạn 2001 Ờ 2010 cũng chỉ hạn hẹp ở mức xấp xỉ 2% tổng chi NSNN, thấp hơn chi cho hoạt động y tế, văn hoá, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình. Điều này cho thấy, việc nhận thức tầm quan trọng và sự cần thiết phải tập trung vào phát triển KHCN để nâng cao giá trị đóng góp của yếu tố TFP chưa thực sự được quan tâm. Xét về dài hạn, một mô hình TTKT muốn đạt được tốc độ tăng
trưởng cao và ổn định, bền vững phải dựa vào yếu tố TFP đến 50% vì đây là yếu tố vô hình có thể khai thác được triệt để mà không lo cạn kiệt. Chi NSNN cho KHCN còn hạn chế, cũng như chưa có các chắnh sách khuyến khắch đầu tư cho KHCN của Việt Nam trong thời gian qua đã làm cho sự đóng góp của yếu tố TFP vào giá trị tăng trưởng ngày càng thấp.
Các chắnh sách khuyến khắch tạo lập quĩ phát triển KHCN chưa được nhân rộng, việc trắch lập quĩ nghiên cứu và phát triển KHCN tại các doanh nghiệp thực hiện chưa theo đúng qui định. Qua đó cho thấy việc tuyên truyền vai trò của quĩ phát triển KHCN tới các doanh nghiệp chưa tốt, các doanh nghiệp chưa thấy được lợi ắch của việc trắch lập quĩ. Vì bản chất việc trắch lập quĩ phát triển hoạt động KHCN rất có lợi cho DN vừa tạo điều kiện cho DN có nguồn lực tài chắnh để nghiên cứu đổi mới công nghệ, vừa giảm thuế TNDN cho DN.
Việc đầu tư phát triển công nghệ và ứng dụng KHCN từ nguồn NSNN còn thấp: trong tổng vốn đầu tư cho KHCN sử dụng nguồn NSNN thì có đến trên 50% số lượng công trình là nghiên cứu lý thuyết, 25% công trình mang tắnh thử nghiệm, chỉ có khoảng 20% công trình mang tắnh ứng dụng thực tiễn.
Trong điều kiện NSNN có hạn nếu không khai thác triệt để các nguồn lực khác trong nền kinh tế để đầu tư cho KHCN thì Việt Nam khó có được bước tiến mang tắnh đột phá trong phát triển KHCN. Điều đó thể hiện rõ nét qua những hạn chế trong phát triển kinh tế của Việt Nam do trình độ KHCN kém mang lại.
(i) Hàm lượng công nghệ trong giá trị sản phẩm thấp. Nếu so sánh các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực thì các sản phẩm của Việt Nam chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động (nhóm hàng may mặc, giày da, công nghiệp chế biến thuỷ hải sản, nông sản). Tỷ trọng các sản phẩm công nghệ vừa và cao chỉ ở mức 20%, trong khi đó các nước trong khu vực như
Thái Lan, hàm lượng công nghệ của các sản phẩm đạt 60%, Singapore là 80%...
(ii) Trình độ công nghệ của các ngành kinh tế thấp. Cụ thể trong ngành cơ khắ, các thiết bị cơ khắ lạc hậu đến 50 năm so với mặt bằng chung của thế giới. Tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ cao của Việt Nam mới đạt 20,6% so sánh với Philipin đạt 29,1%, Indonexia đạt 29,7%, Thái Lan 30,8%, Malayxia 51,1%, Singapore 73%. Trình độ công nghệ thấp là lý do quan trọng và cơ bản hạn chế hiệu quả TTKT và tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng.
(iii) Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ trong nước còn kém hiệu quả. Hiện tại Việt Nam có 1.200 tổ chức KHCN bao gồm các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, có 1.340 DN hoạt động trong lĩnh vực KHCN, trong số này DN thuộc khu vực Nhà nước chiếm 26,3%. Mức chi NSNN hàng năm cho các ĐVSN cũng như cho các DNNN trong lĩnh vực KHCN cho thấy các kết quả nghiên cứu được ứng dụng đưa vào thực tiễn còn rất hạn chế. Chi phắ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ chỉ chiếm 0,4% trong tổng chi. Điều đó càng cho thấy, hoạt động nghiên cứu để có được các ứng dụng KHCN mới chưa được chú trọng.
(iv) Hoạt động tiếp nhận chuyển giao công nghệ kém. Chắnh phủ Việt Nam chú trọng khuyến khắch đầu tư nước ngoài đặc biệt là nguồn FDI với mục đắch rất quan trọng là tiếp nhận được các công nghệ sản xuất và quản lý của các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, FDI vào Việt Nam tăng cao nhưng việc chuyển giao và tiếp nhận công nghệ của Việt Nam chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Theo khảo sát của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho thấy: trong các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thuộc các lĩnh vực như may mặc hay điện tử cũng chỉ đầu tư vào các khâu đơn giản nhất của dây chuyền công nghệ, còn các công
việc đòi hỏi công nghệ cao đều được thực hiện ở nước ngoài tại công ty mẹ. Hay nói cách khác, Việt Nam chỉ là nơi gia công vì có nguồn lao động rẻ.
(2) Đầu tư cho GDĐT từ NSNN cao nhưng hiệu quả đầu tư chưa tương xứng nên chất lượng lao động thấp.
Chắnh phủ Việt Nam xác định, đầu tư cho GDĐT là ĐTPT, vì vậy, tỷ trọng chi NSNN cho GDĐT trong giai đoạn 2001 Ờ 2010 đạt trung bình xấp xỉ 20% tổng chi NSNN và liên tục tăng về số tuyệt đối và số tương đối qua các năm từ 2001 - 2010. Nếu so với GDP thì tỷ lệ này thường chiếm từ 5-5,5%GDP. Đây là cơ cấu chi lớn thứ hai, chỉ sau cơ cấu chi ĐTPT và cao hơn nhiều lần chi NSNN cho y tế, văn hoá, KHCN và môi trường. Mục tiêu xuyên suốt của việc đảm bảo số chi NSNN cho GDĐT là nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ lao động và nâng cao mặt bằng tri thức cho người dân bằng việc đào tạo có hệ thống qua tất cả các cấp học từ mầm non, tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học. Tạo ra một đội ngũ lao động chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị đóng góp của yếu tố đầu vào là con người trong điều kiện các yếu tố đầu vào khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn và có xu hướng cạn kiệt.
Mặc dù vậy nhưng số chi NSNN cho GDĐT vẫn chưa tạo ra sự thay đổi về chất cho lực lượng lao động. Chi NSNN tăng tỷ lệ thuận với tăng số lượng học sinh, sinh viên tại các trường công lập nhưng thực tế việc chuẩn hoá sản phẩm đầu ra (chất lượng đào tạo) của hệ thống các trường công lập còn chưa được thực hiện triệt để dẫn đến chất lượng sinh viên ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Mặc khác, việc tăng số lượng sinh viên, học sinh chưa gắn chặt với với yêu cầu tăng số lượng lao động có trình độ cao trong nền kinh tế.
Chi NSNN chủ yếu tập trung cho chi thanh toán cá nhân (lương, phụ cấp, các khoản trắch nộp theo lương) chiếm đến 70% tổng chi; các khoản chi chuyên môn nghiệp vụ và mua sắm sửa chữa chỉ chiếm 30%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có tăng lên qua các năm nhưng vẫn ở mức thấp so với yêu cầu phát triển. Năm 2003 là 21%, năm 2004 là 22,5%, năm 2008 là 29,5% và năm 2010 là 32%.
Cơ cấu lao động qua đào tạo chưa cân đối. Tỷ lệ người tốt nghiệp các cấp đào tạo của Việt Nam hiện nay ngược so với thế giới, tỷ lệ lao động có trình độ đại học Ờ trung cấp Ờ công nhân hiện nay trên thế giới là 1 Ờ 4 Ờ 10 thì của Việt Nam là 1 Ờ 0,98 Ờ 3,02. Điều này cho thấy cơ cấu đầu tư cho hệ thống đào tạo bất hợp lý nghiêm trọng. Trong cơ cấu đó, đào tạo nghề chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Hệ thống quản lý đào tạo manh mún và phân tán vì đầu mối quản lý về đào tạo nằm tại quá nhiều các bộ ngành chứ không chỉ tập trung ở một đầu mối. Số lượng được đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động, giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động chưa có sự gắn kết về cung và cầu lao động nên việc đào tạo nhiều nhưng số lao động thất nghiệp vẫn lớn và nhu cầu sử dụng lao động vẫn lớn.
Hầu hết cơ sở vật chất và trang thiết bị đều do Nhà nước đầu tư nên bị giới hạn nhất định về kinh phắ do đó trang thiết bị đào tạo cũng như thu