b. Về quản trị điều hành
3.2.2.1 Nâng cao năng lực tài chính
Nh đã phân tích ở chuyên đề 2, năng lực tài chính của Ngân hàng Ngoại thơng Lào trong tiến trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay vẫn còn những hạn chế, làm giảm khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thơng Lào khi lĩnh vực tài chính, ngân hàng từng bớc đợc mở cửa, tự do hoá. Vì vậy, nâng cao năng lực tài chính một cách toàn diện là một giải pháp tiên quyết để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong bối cảnh hội nhập. Để nâng cao năng lực tài chính, Ngân hàng Ngoại thơng Lào có thể thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao năng lực tài chính thông qua việc nâng cao vốn điều
lệ, vốn tự có. Dới con mắt các nhà quản trị ngân hàng, vốn tự có trở thành một công cụ quan trọng để hạn chế rủi ro của ngân hàng thơng mại. Trong vai trò đó, vốn tự có không chỉ củng cố niềm tin của công chúng vào ngân hàng mà việc bổ sung vốn tự có sẽ giúp ngân hàng tăng trởng cũng nh chấp nhận rủi ro do mở rộng thị phần, triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới. Việc bổ sung vốn tự có là điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển không chỉ với Ngân hàng Ngoại thơng Lào mà là vấn đề của tất cả các ngân hàng thơng mại Lào nói chung trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Để nâng cao quy mô tổng tài sản và vốn tự có nhằm đáp ứng hệ số CAR theo quy định của BOL và thông lệ quốc tế, Ngân hàng Ngoại thơng Lào có thể dùng các biện pháp tăng vốn nhanh và an toàn bằng cách: một mặt, Ngân hàng Ngoại thơng Lào có thể sử dụng lợi nhuận giữ lại để tăng vốn tự có, mặt khác có thể tăng vốn điều lệ thông qua phát hành thêm cổ phần cho các cổ đông hiện hữu và bán cho nhà đầu t trong và ngoài nớc. Trong qúa trình phát hành thêm cổ phiếu, cần đặc biệt chú trọng tới
công tác kêu gọi các nhà đầu t nớc ngoài là các tổ chức tài chính chuyên nghiệp. Qua đó, Ngân hàng Ngoại thơng Lào sẽ tiếp thu đợc công nghệ mới, kỹ năng quản trị điều hành và nâng cao uy tín, hình ảnh của mình.
Thứ hai, tiến hành cơ cấu lại nguồn vốn tự có để giảm chi phí vốn bằng
cách phát hành trái phiếu dài hạn vì nguồn vốn này cũng đợc tính vào nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Khi huy động dới hình thức này, ngân hàng sẽ tiết kiệm đợc chi phí do trả lãi trái phiếu thờng thấp hơn so với trả cổ tức cho cổ đông và cũng có thể huy động đợc một lợng vốn dài hạn nh mong muốn bởi vì Ngân hàng Ngoại thơng Lào là một ngân hàng rất có uy tín trên thị trờng.
Thứ ba, để nâng cao hệ số CAR, ngoài việc phải có những biện pháp tăng
quy mô vốn tự có nh trên, phải có những chính sách và biện pháp quản lý tài sản hiệu quả để tăng chất lợng tài sản và hạn chế đến mức tối đa quy mô tài sản Có rủi ro. Các biện pháp cụ thể để quản lý tài sản hiệu quả cụ thể nh sau:
- Lập kế hoạch đầu t, mua sắm, đổi mới, tăng, giảm và khấu hao tài sản hàng năm căn cứ vào kế hoạch và nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh của năm. Kế hoạch này phải xác định rõ các nguồn vốn đầu t TSCĐ, xác định danh mục, số lợng, giá trị từng thứ TSCĐ tăng, giảm trong năm, phân tích cụ thể TSCĐ do đầu t, mua sắm hoặc điều chuyển. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất mỗi đối tợng tài sản hiện có và sự tăng, giảm trong năm để lựa chọn phơng pháp khấu hao thích hợp. Đi đôi với kế hoạch khấu hao TSCĐ, cần lập kế hoạch sửa chữa lớn định kỳ và kế hoạch duy tu, bảo dỡng thờng xuyên TSCĐ.
- Thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý, sử dụng tài sản.
- Định kỳ phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản: Cuối mỗi quý và năm, cần kiểm điểm, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện quy chế quản lý, sử dụng tài sản, nhằm phát huy những điểm mạnh, việc làm tốt; khắc phục những điểm yếu kém, sửa chữa những sai sót trong quản lý và sử dụng, đó là biện pháp thiết thực nhất, có hiệu quả nhất để tăng cờng việc quản lý và sử dụng
tài sản. Khi phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ, cần so sánh các chỉ tiêu hiệu quả trong kỳ báo cáo với kỳ trớc nh hiệu suất sử dụng TSCĐ (tỉ suất giữa doanh thu thuần trong kỳ với nguyên giá bình quân trong kỳ của TSCĐ, tỷ suất này phản ánh 1 đồng nguyên giá TSCĐ làm ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần) hoặc hiệu suất sử dụng vốn cố định bình quân trong kỳ của TSCĐ (tỷ suất giữa doanh thu thuần trong kỳ với số d bình quân vốn cố định trong kỳ, tỷ suất này phản ánh 1 đồng vốn cố định bình quân trong kỳ làm ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần)...Việc phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ một cách đều đặn theo định kỳ, chắc chắn sẽ giúp Ngân hàng Ngoại th- ơng Lào rút ra nhiều điều bổ ích trong quản lý tài sản tại đơn vị mình.
Các biện pháp quản lý tài sản nêu trên có mối quan hệ hữu cơ, cần tiến hành đồng bộ, liên tục mới phát huy đợc tác dụng tăng cờng quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Ngoại thơng Lào.