Điều kiện về pháp lý cho hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 80 - 86)

- Thời gian đáo hạn bình quân (Duration): là hệ số đo thời gian đáo hạn bình

2.2.1.2. Điều kiện về pháp lý cho hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của

Ngân hàng thương mại Việt Nam

•Về cơ bản, từ khi thành lập đến nay, khung pháp lý cho hoạt động của thị trường trái phiếu liên tục được ban hành, chỉnh sửa hoàn thiện theo thông lệ thị trường quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia trên thị trường. Cụ thể:

- Năm 2003: Chính phủ ban hành Nghị định 141/2003/NĐ-CP về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ trong phạm vi cả nước.

Theo đó, trái phiếu Chính phủ do Chính phủ phát hành bao gồm: Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tệ và công trái xây dựng Tổ quốc.

Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh có kỳ hạn từ 1 năm trở lên, do các doanh nghiệp phát hành để huy động vốn cho các dự án đầu tư theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ và được phát hành cho từng công trình cụ thể. Tổng giá trị trái phiếu được phát hành cho một công trình không vượt quá tổng giá trị công trình và mức phát hành cụ thể cho từng công trình phải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Cũng có kỳ hạn trên 1 năm, trái phiếu chính quyền địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền cho Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn phát hành nhằm huy động vốn cho các dự án, công trình thuộc nguồn vốn đầu tư của ngân sách địa phương đã có trong kế hoạch nhưng chưa được bố trí vốn ngân sách trong năm.

- Trong giai đoạn 2004-2009 chính phủ đã thực hiện ban hành một số văn bản quan trọng. Cụ thể:

+ Bộ Tài Chính cũng đã ban hành quyết định 46/2006/QĐ-BTC về Quy chế về việc phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn. Việc phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn nhằm mục đích tăng cường khả năng huy động vốn và cho đầu tư

phát triển, đồng thời nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu Chính phủ trên thị trường giao dịch và tạo khả năng hình thành lãi suất chuẩn cho các công cụ nợ.

+ Tháng 7/2008: Quyết định Số 46/2008/QĐ-BTC ban hành Quy chế quản lý giao dịch TPCP tại HNX. Quy chế này quy định về hoạt động đăng ký niêm yết, công bố thông tin, thành viên giao dịch trái phiếu Chính phủ (TPCP), giao dịch và quản lý giao dịch TPCP niêm yết tại HNX. Quy chế này quy định về Thành viên giao dịch TPCP tại HNX; Hệ thống giao dịch TPCP; Giá yết; Giá thực hiện; Thành viên thông thường; Thành viên đặc biệt; Giao dịch thông thường; và Giao dịch mua bán lại.

Từ năm 2010, khung pháp lý cho hoạt động phát hành TPCP được nghiên cứu để tiếp tục đổi mới. Đặc biệt, việc đưa tín phiếu vào niêm yết và giao dịch tập trung tại HNX đã hình thành bức tranh tổng thể về tình hình giao dịch thứ cấp của TPCP, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để KBNN tăng cường khả năng huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản pháp lý từ Luật, Nghị định, Thông tư đã quy định và hướng dẫn đầy đủ quy trình, thủ tục phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch các loại TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp. Cụ thể:

- Trên thị trường sơ cp: với sự ra đời của Luật Quản lý nợ công, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng Khoán (2010), Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định thay thế các văn bản pháp lý nêu trên để quản lý thị trường trái phiếu Việt nam, gồm Nghị định số 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương. Nghị định số 15/2011/NĐ-CP về cấp và bảo lãnh Chính phủ, Nghị định số 58/2012/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng Khoán và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng Khoán. Bên cạnh đó, Nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành Trái phiếu doanh nghiệp ra đời năm 2011 thay thế cho Nghi định 52/2006/NĐ-CP trước đó nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

thủ theo quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn giao dịch của HNX và văn bản hướng dẫn về thanh toán bù trừ của Trung tâm lưu ký chứng khoán (TTLKCK) cũng được ban hành nhằm hệ thống hóa các quy chuẩn cho thị trường trái phiếu Chính phủ.

Trong năm 2012, Bộ Tài chính đã ban hành toàn bộ các thông tư hướng dẫn Nghị định 01/2011/NĐ-CP và Nghị định số 90/2011/NĐ-CP để hoàn chỉnh khung pháp lý cho việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, tín phiếu kho bạc và trái phiếu doanh nghiệp, cụ thể là: Thông tư số 17/2012/TT-BTC ngày 8/2/2012 về phát hành trái phiếu chính phủ tại thị trường trong nước; Thông tư số 34/2012/TT-BTC ngày 1/3/2012 về phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; Thông tư số 81/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 về phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; Thông tư liên tịch số 106/TTLT/BTC-NHNN ngày 28/6/2012 về phát hành tín phiếu kho bạc qua NHNN; Thông tư số 211/2012/TT-BTC ngày 5/12/2012 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Tháng 8/2012, lần đầu tiên tín phiếu Kho bạc Nhà nước có mặt trên sàn niêm yết được đánh giá như một điểm cộng, một “dấu son” của thị trường trái phiếu Việt Nam.Điều này đã khiến tín phiếu trở nên hấp dẫn hơn trên thị trường sơ cấp, tạo thuận lợi cho công tác huy động nguồn vốn ngắn hạn của Chính phủ.

Ngày 01/02/2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ban hành QĐ số 261/QĐ-BTC phê duyệt: “Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến 2020” với định hướng, mục tiêu, giải pháp cụ thể phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian tới.

Trong năm 2015, Bộ Tài chính đã ban hành thế hệ 2 của các Thông tư hướng dẫn Nghị định số 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương để phù hợp với sự phát triển thị trường và thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể huy động vốn trên thị trường trái phiếu, cụ thể như sau:

+ Đối với trái phiếu Chính phủ: Thông tư số 111/2015/TT-BTC đã quy định các nội dung cải tiến như: (i) Nâng cao một bước về quyền lợi và nghĩa vụ của

thành viên đấu thầu; (ii) Cho phép phát hành sản phẩm mới là trái phiếu không thanh toán lãi định kỳ (zero – coupon bond); (iii) Hoàn thiện quy trình bảo lãnh và đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ (thời gian thông báo, thanh toán, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu) để rút ngắn thời gian đưa trái phiếu vào đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch; (iv) Cải thiện lịch biểu đấu thầu và ngày đáo hạn trái phiếu Chính phủ để thuận tiện cho nhà đầu tư trong việc tham gia đấu thầu và hỗ trợ công tác quản lý ngân quỹ của KBNN; (v) Quy định chi tiết về phương thức bán lẻ trái phiếu.

+ Đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh: Thông tư số 99/2015/TT- BTC đã có các nội dung cải tiến như (i) Quy định chi tiết hơn về hồ sơ cấp bảo lãnh phát hành trái phiếu; (ii) Hoàn chỉnh quy định về đăng ký lưu ký niêm yết trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; (iii) quy định rõ nội dung công bố thông tin, thời hạn công bố thông tin và cách thức công bố thông tin của các chủ thể phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh nhằm tăng tính công khai minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi tham gia mua trái phiếu.

+ Đối với trái phiếu chính quyền địa phương: Thông tư số 100/2015/TT-BTC đã có các nội dung cải tiến như (i) Quy định chi tiết hơn về hồ sơ và Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; (ii) Quy định về phương thức mua lại, hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương; (iii) Quy định chế độ công bố thông tin trước và sau khi phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Tất cả các quy định mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, đồng thời tăng cường tính công khai minh bạch của chính quyền địa phương thông qua phát hành trái phiếu để thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư. + Đối với trái phiếu doanh nghiệp: Trong năm 2014, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ký ban hành Nghị định số 88/2014/NĐ-CP về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 507/QĐ-TTg ngày 7/4/2015 về Quy hoạch phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

qua, cơ quan chức năng đã ban hành một số văn bản pháp quy quy định khá chặt chẽ như sau:

- Vềđầu tư kinh doanh trái phiếu doanh nghip:

+ Theo nội dung thông tư 28/2011/TT-NHNN ngày 01/09/2011 quy định tính dư nợ mua Trái phiếu doanh nghiệp vào dư nợ tín dụng thực hiện theo quy định của NHNN. Hay nói cách khác, tổng mức đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp được tính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, đối với một khách hàng và người có liên quan theo quy định tại Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bên cạnh đó, NHTM chỉ được thực hiện việc mua trái phiếu doanh nghiệp khi có đủ những điều kiện:

a. Được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng. b. Trong giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp có ghi nội dung mua trái phiếu doanh nghiệp.

c. Đảm bảo các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

d. Có hệ thống và thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ, trong đó có xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

e. Ban hành quy định về mua trái phiếu doanh nghiệp phù hợp quy định các quy định của pháp luật liên quan, trong đó có nội dung: Quy trình, thủ tục thẩm định và quyết định mua trái phiếu; trách nhiệm và thẩm quyền của cá nhân, đơn vị trong việc xét duyệt, quyết định mua trái phiếu; các loại và đặc điểm trái phiếu được TCTD, chi nhánh nước ngoài mua; điều kiện của trái phiếu doanh nghiệp mà TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua; các chính sách và giới hạn quản lý tín dụng, hệ thống đo lường và quản trị rủi ro, biện pháp và quy trình xử lý rủi ro; thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh; kiểm soát nội bộ hoạt động mua trái phiếu.

+ Theo nội dung của thông tư 34/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 và một số văn bản khác quy định NHTM không được thực hiện đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp được phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp.

21/2012/TT-NHNN và thông tư số 01/2013/TT-NHNN quy định điều kiện đối với các NHTM khi thực hiện hoạt động mua bán có kỳ hạn trái phiếu như sau:

a. Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật (máy móc, thiết bị, chương trình phần mềm) đáp ứng được yêu cầu giao dịch trên thị trường tiền tệ, đảm bảo cập nhật dữ liệu giao dịch đầy đủ, chính xác, kịp thời đối với từng giao dịch của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng;

b. Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chuyên môn để thực hiện giao dịch trong lĩnh vực này.

c. Có quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ, quy trình quản trị rủi ro.

d. Không bị Ngân hàng Nhà nước áp dụng biện pháp hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện hoạt động mua, bán có kỳ hạn trái phiếu trên thị trường liên ngân hàng tại thời điểm thực hiện giao dịch.

e. Tại thời điểm thực hiện giao dịch NHTM không được có các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác.

- V hot động tham gia th trường m: theo quy định của NHNN, các NHTM muốn tham gia nghiệp vụ thị trường mở với NHNN thì trước hết phải được cấp giấy công nhận là thành viên tham gia thị trường mở. Để được cấp giấy công nhận này, các NHTM được thành lập và hoạt động theo Luật các TCTD có đủ những điều kiện sau:

a. Có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố);

b. Có đủ phương tiện cần thiết để tham gia nghiệp vụ thị trường mở gồm máy FAX, máy tính có nối mạng internet.

- Về các hot động khác (hot động đấu thu, tham gia đầu tư kinh doanh trái phiếu niêm yết trên th trường th cp ti HNX): NHTM có thể được trực tiếp thực hiện giao dịch đặt thầu, giao dịch đặt lệnh tự doanh (nếu trở thành thành viên đặc biệt theo quy định của Bộ Tài Chính và là thành viên của trung tâm lưu ký VSD), hoặc là thực hiện gián tiếp qua các công ty chứng khoán (là các thành viên trực tiếp tham gia giao dịch tại HNX và là thành viên của trung tâm lưu ký VSD).

kiện sau:

-Được cấp phép hoạt động phù hợp trong lĩnh vực này (quy định trong Điều lệ hoạt động của ngân hàng hoặc giấy phép hoạt động được NHNN phê duyệt).

-Không bị các cơ quan quản lý có thẩm quyền áp dụng các biện pháp hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện các nghiệp vụ trong lĩnh vực này.

-Được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 80 - 86)