IV/ VIETINBANK
SỐ LIỆU BÌNH QUÂN CỦA CÁC NHTM ĐƯỢC KHẢO SÁT
Trái phiếu kinh doanh (Trading) 0.25% 0.75% 1.00% 2.75% 0.75% 6.25% Trái phiếu sẵn sàng để bán (AFS) 85.00% 89.50% 91.50% 92.75% 83.50% 75.50%
bỉệt do công ty phát hành theo hình thức trái phiếu giữ đến ngày đáo hạn.
•Doanh số hoạt động
Nhìn chung hoạt động trái phiếu tại các NHTM được thực hiện thông qua Sở Giao Dịch chứng khoán Hà nội, và thực hiện các giao dịch trái phiếu (bao gồm repo, chiết khấu, cầm cố) với NHNN. Còn đối với hoạt động trái phiếu khác được thực hiện với doanh số ít với mục đích đa dạng hóa sản phầm hoặc hỗ trợ thêm khi tình hình thanh khoản của toàn hệ thống có những thời điểm gặp khó khăn.
Để nắm rõ hơn về thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM Việt Nam thông qua doanh số hoạt động, chúng ta cần đi sâu phân tích hơn về doanh số giao dịch từng nghiệp vụ tại HNX và NHNN.
-Đối với các giao dịch tại NHNN
Biểu đồ 2.8: Kết quả doanh số đấu thầu qua kênh thị trường mở (OMO) của ngân hàng thương mại Việt nam giai đoạn 2009 – 2014
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Nguồn: Báo cáo thống kê kết quảđấu thầu thị trưởng mở của NHNN qua các năm
Nhìn chung, về doanh số hoạt động đấu thầu qua kênh OMO với NHNN (giao dịch mua bán kỳ hạn, giao dịch mua hẳn) của các NHTM đã có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2009 đến 2011 (tăng hơn 2.38 lần) và sụt giảm trong giai đoạn
2011-2013 (năm 2013 giảm hơn 4 lần so với năm 2011), đồng thời có xu hướng tăng trở lại trong năm 2014 (năm 2014 tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2012, gấp 1.9 lần so với năm 2009). Lý do của sự biến động tăng giảm này phụ thuộc nhiều vào chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt chặt của NHNN thông qua công cụ OMO trong từng giai đoạn.
-Đối với các giao dịch tại HNX
Qua bảng số liệu trên cho thấy, doanh số hoạt động trái phiếu của 04 NHTM được khảo sát nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung đang có xu hướng giảm dần đối với thị trường sơ cấp và tăng dần trên thị trường thứ cấp (đối với hoạt động Outright – hoạt động mua bán hẳn). Điều này đã thể hiện rõ sự chủ động trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các ngân hàng theo hướng tăng cường mua bán trên thị trường thứ cấp, chứ không chỉ giới hạn đầu tư trên thị trường sơ cấp và nắm giữ đến ngày đáo hạn.
Bảng 2.11: Kết quả hoạt động sơ cấp và thứ cấp tại HNX của ngân hàng thương mại giai đoạn 2009 – 2014
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Thị trường sơ cấp Tỷ trọng trúng thầu của các 04 NHTM được khảo sát so với toàn thị trường 29% 38% 37% 26% 20% Thị trường thứ cấp (OUTRIGHT) Tỷ trọng doanh số thực hiện của các 04 NHTM được khảo sát so với toàn thị trường 6% 7% 15% 19% 20% Thị trường thứ cấp (REPOS) Tỷ trọng doanh số thực hiện của các 04 NHTM đươc khảo sát so với toàn thị trường 1% 16% 48% 22% 39% Nguồn: HNX và tác giả tổng hợp
Cụ thể từ năm 2010 đến nay, xét riêng phạm vi 04 NHTM được khảo sát thì tỷ trọng doanh số giao dịch trên thị trường sơ cấp của 04 ngân hàng này so với toàn thị trường đã có sự sụt giảm, từ mức 38% trong năm 2011 xuống còn 20% trong năm 2014 (giảm khoảng 18%). Đồng thời tỷ trọng doanh số giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp (giao dịch Outright) đã tăng lên tương ứng, từ mức 6% năm 2010 lên mức 20% trong năm 2014. Bên cạnh đó, các NHTM cũng tích cực đẩy mạnh doanh số hoạt động Repos trên thị trường thứ cấp.
• Tình hình đa dạng hóa đối tác
Nhìn chung, tình hình giao dịch với đối tác (về số lượng và chất lượng) cũng sẽ phản ánh và ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM Việt Nam. Giai đoạn trước năm 2009, thực tế việc đa dạng hóa đối tác giao dịch của một số ngân hàng còn hạn chế (chẳng hạn như tại Agribank, Vietinbank v.v.), chỉ chủ yếu giao dịch với NHNN và Công ty chứng khoán do chính ngân hàng thành lập ra. Nguyên nhân bởi họ muốn tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán này có nguồn thu trên cơ sở là nơi đặt lệnh giao dịch, thực hiện giao dịch mua bán trái phiếu trực tiếp với ngân hàng mà không thực hiện với đối tác khác trên thị trường, và trực tiếp tham gia các phiên bảo lãnh trái phiếu tại Kho Bạc Nhà nước và đấu thầu trái phiếu tại Sở Giao Dịch Chứng khoán Hà nội cho ngân hàng. Còn đối với các giao dịch trái phiếu với NHNN, theo quy dịnh hiện hành, các công ty chứng khoán không được phép tham gia vào hệ thống thị trường tiền tệ nói chung và thị trường mở nói riêng với NHNN, do vậy các NHTM phải trực tiếp tham gia giao dịch (mua TPKB, Tín phiếu NHNN, thực hiện repo, cầm cố, chiết khấu …) nhằm cân đối nguồn vốn khả dụng của toàn hệ thống và tìm kiếm lợi nhuận.
Tuy nhiên, cùng với xu thế phát triển của thị trường trái phiếu, đặc biệt là sự ra đời của hệ thống giao dịch trái phiếu chuyên biệt của HNX, từ năm 2009 đến nay, các NHTM đã chủ động trực tiếp liên hệ và thực hiện giao dịch mua bán thứ cấp với rất nhiều các đối tác khác, ngoài Công ty chứng khoán thuộc hệ thống của mình. Các đối tác của các NHTM đều được đánh giá là các đối tác có uy tín và tài chính vững mạnh, bao gồm NHTM, các công ty chứng khoán và các quỹ đầu tư. Bên cạnh đó, số lượng các đối tác mà các NHTM đã thực hiện các giao dịch thành công tăng mạnh, bao gồm hầu hết tất cả các thành viên được phép thực hiện nghiệp vụ mua bán trái phiếu tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các NHTM cũng đã trực tiếp tham gia vào các hoạt động bảo lãnh và đấu thầu trái phiếu, thay cho việc tham gia gián tiếp qua công ty chứng khoán trực thuộc như trước đây. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy sự thay đổi cơ bản trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM từ “bị động” sang “chủ động”, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu và hiệu quả trong việc cân đối và quản lý nguồn vốn
khả dụng toàn hệ thống của các ngân hàng này.
• Tình hình thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu
Có thể nói chỉ tiêu về thu nhập luôn được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về chất lượng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung.
Giai đoạn 2009-2011: Qua số liệu thống kê bình quân của các NHTM trên, chúng ta có thể thấy rõ tình hình thu nhập bình quân từ hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu và tỷ trọng của nó trong tổng thu của các NHTM có xu hướng giảm (từ mức 13% năm 2009 xuống mức 9% năm 2011), đồng thời tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng so với tổng thu tăng từ 65% năm 2009 lên mức 73% năm 2011. Nguyên nhân là do trong giai đoạn 2009-2011, tỷ trọng đầu tư kinh doanh trái phiếu so với tổng tài sản Có, tài sản sinh lời và tổng nguồn vốn huy động trong các năm này lại bị giảm (khoảng 1.5%-2% so với năm 2009). Các NHTM vẫn có xu hướng tập trung phát triển mạnh các hoạt động ngân hàng truyền thống như hoạt động tín dụng, đồng thời chưa thực sự quan tâm đến các hoạt động đầu tư kinh doanh sinh lời như hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu.
Biểu đồ 2.9: Số liệu bình quân tỷ trọng thu của hoạt động
đầu tư kinh doanh trái phiếu và hoạt động tín dụng so với tổng thu
của ngân hàng thương mại giai đoạn 2009 – 2014
Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng 2009 -2014
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011-2014, cùng với việc tăng trưởng của quy mô hoạt động ngân hàng thì quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu do các NHTM thực hiện cũng tăng theo, và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng tài sản nói chung của ngân hàng. Điều này cũng đã ảnh hưởng và làm tăng mức bình quân tỷ trọng thu từ hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu so với tổng thu của các NHTM. Cụ thể, năm 2014 mức tăng là hơn 5% so với năm 2011 và hơn 3% so với năm 2012. Đồng thời mức bình quân tỷ trọng thu từ tín dụng so với tổng thu của các NHTM lại có xu hướng giảm dần qua các năm 2011-2014. Đây là những số liệu khả quan vả thể hiện những mặt tích cực, vai trò của hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM trong bối cảnh hoạt động ngân hàng truyền thống như hoạt động tín dụng đang gặp nhiều khó khăn, rủi ro cao, lợi nhuận thu được giảm dần.
Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng bình quân thu từ hoạt động
đầu tư kinh doanh trái phiếu và quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại giai đoạn 2009 – 2014
Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng 2009 -2014; tác giả tổng hợp