- Thời gian đáo hạn bình quân (Duration): là hệ số đo thời gian đáo hạn bình
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại Mỹ
Thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng của Mỹ hiện nay là một thị trường quan trọng bậc nhất trên thế giới nếu xét trên tổng thể khối lượng và quy mô hoạt động và sự ảnh hưởng to lớn của nó đối với các thị trường chứng khoán khác.
Về tính pháp lý
chế sau khi Quốc hội thông qua Đạo luật Glass-Steagall năm 1933. Việc hạn chế này nhằm tách bạch hoạt động ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại.Tuy nhiên, trước áp lực lớn từ các Ngân hàng trong nước hàng đầu, và do thành công của các đối thủ cạnh tranh đến từ nước ngoài, vào những năm của thập kỷ 80 Cục dự trữ liên bang đã bắt đầu nới lỏng các quy định đối với việc NHTM đầu tư kinh doanh trái phiếu do khách hàng của ngân hàng phát hành. Và chỉ đến năm 1999, dưới sức ép của các ngân hàng thương mại nhằm mở rộng phạm vi họat động, đạo luật Glass-Steagall mới bị thay thế bởi đạo luật Glamm-Leach-Bliley, nhằm cho phép sự tái hợp giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại, hình thành nên các tập đoàn ngân hàng đa năng toàn phần.
Luật liên bang quy định sự cần thiết đối với việc mỗi NHTM và các nhà đầu tư khác phải có chính sách đầu tư kinh doanh cụ thể, trong đó nêu rõ các mặt sau:
•Chất lượng trái phiếu hoặc mức độ rủi ro vỡ nợ mà từng NHTM sẵn sàng chấp nhận.
•Phạm vi về kỳ hạn và khả năng trao đổi trên thị trường đối với tất cả trái phiếu được mua, bán.
•Mục đích của ngân hàng đối với danh mục đầu tư kinh doanh.
•Mức độ đa dạng hóa nhằm hạn chế rủi ro mà ngân hàng mong muốn đạt được từ danh mục đầu tư kinh doanh của mình.
Trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý sẽ đối chiếu danh mục và chính sách đầu tư kinh doanh của ngân hàng, đánh giá xem mục đích đầu tư của ngân hàng có phù hợp với chính sách đề ra hay không và ngân hàng có tham gia vào những hoạt động mang tính đầu cơ, lũng đoạn thị trường hay không.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý luôn thường xuyên hoàn thiện về cơ chế, chính sách, luật pháp có liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu nhằm hạn chế rủi ro và quản lý có hiệu quả hoạt động này của các NHTM.
Về cơ cấu danh mục đầu tư và quy mô hoạt động
Các NHTM Mỹ chủ yếu nắm giữ các loại TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương với tỷ trọng lớn; đồng thời cũng có sự khác biệt giữa các NHTM có quy mô tài sản khác nhau. Đối với các loại trái
phiếu khác, các NHTM Mỹ nắm giữ nhiều loại hình khác nhau như: TPDN nội địa có tài sản đảm bảo hoặc không; trái phiếu doanh nghiệp nước ngoài phát hành; trái phiếu cơ cấu v.v.
Bảng 1.4: Số liệu bình quân về tỷ trọng nắm giữ trái phiếu (bao gồm các loại TPCP, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương) của từng nhóm NHTM Mỹ theo quy mô tài sản giai đoạn 2009-2014
Năm
Đối với các NHTM nói chung
Nhóm NHTM có quy mô tài sản <100 triệu USD
Nhóm NHTM (Từ 100 triệu - đến 1 tỷ USD) Nhóm NHTM quy mô TS> 1 tỷ USD Số lượng NHTM được khảo sát Tỷ trọng bình quân Số lượng NHTM được khảo sát Tỷ trọng bình quân Số lượng NHTM được khảo sát Tỷ trọng bình quân Số lượng NHTM được khảo sát Tỷ trọng bình quân 30/09/2014 5.705 75.01% 1710 96.80% 3440 95.83% 555 72.93% 2013 5,876 72.02% 1814 96.45% 3522 94.99% 540 69.49% 2012 6,096 71.84% 1954 96.28% 3607 94.82% 535 69.33% 2011 6,291 70.62% 2143 96.59% 3633 95.23% 515 67.73% 2010 6,530 70.50% 2328 96.31% 3693 94.65% 509 67.68% 2009 6,840 66.62% 2528 96.10% 3798 93.44% 514 63.32%
Nguồn: Federal Deposit Insurance Corporation;tác giả tổng hợp
Xét về tổng thể, đối với tất cả các NHTM Mỹ, quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu chiếm bình quân khoảng 20% giá trị tổng tài sản hoặc tổng tài sản sinh lời.
Bảng 1.5: Quy mô hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM Mỹ giai đoạn 2009-30/09/2014
Năm NHTM Số lượđượng c khảo sát
Số BQ về Tỷ trọng đầu tư
kinh doanh trái phiếu so với tổng tài sản của các
NHTM
Số BQ về Tỷ trọng đầu tư
kinh doanh trái phiếu so với tổng tài sản sinh lời của các NHTM 30/09/2014 5,705 20.17% 22.68% 2013 5,876 19.91% 22.17% 2012 6,096 20.54% 23.03% 2011 6,291 20.09% 22.67% 2010 6,530 19.49% 22.09% 2009 6,840 18.60% 21.24%
Nguồn: Federal Deposit Insurance Corporation; tác giả tổng hợp Về phương thức hoạt động
2 phần riêng biệt: bộ phận phục vụ thanh khoản và bộ phận tạo thu nhập.
•Bộ phận thanh khoản (dự trữ thứ cấp): chủ yếu bao gồm trái phiếu chính phủ ngắn hạn (trái phiếu do chính quyền liên bang, chính quyền bang và địa phương phát hành); trái phiếu trên thị trường tiền tệ như giấy nợ ngắn hạn. Phần dự trữ thứ cấp này nằm giữa tài sản tiền mặt và những khoản cho vay. Mặc dù có đem lại thu nhập nhưng phần dự trữ này được nắm giữ chủ yếu là để cho các ngân hàng có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt phục vụ thanh khoản trong thời gian ngắn.
•Bộ phận tạo thu nhập: bao gồm các loại trái phiếu được ngân hàng nắm giữ vì tỷ lệ thu nhập mà chúng đem lại. Thông thường những trái phiếu này được chia làm 2 nhóm: nhóm chịu thuế (chủ yếu là trái phiếu chính phủ Mỹ, trái phiếu của các tổ chức liên bang khác, trái phiếu công ty v.v.) và nhóm miễn thuế (chủ yếu là các trái phiếu của chính quyền bang và địa phương).
Ngoài ra, cấu trúc danh mục đầu tư kinh doanh của các ngân hàng ở Mỹ với quy mô lớn và nhỏ là không giống nhau. Qua thống kê, các NHTM nhỏ ít có khả năng đối phó với rủi ro và chính vì vậy ngân hàng nhỏ có xu hướng dùng các trái phiếu an toàn để cân bằng mức độ rủi ro cao trong danh mục cho vay. Ngược lại, ngân hàng thương mại quy mô lớn có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào các trái phiếu nước ngoài, trái phiếu doanh nghiệp v.v.
Bên cạnh đó, các nhà quản trị ngân hàng thường áp dụng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tổng thể thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng từng thời điểm hay trong một giai đoạn (tháng/quý/năm) để có thể nhận biết sớm được thực trạng của chất lượng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng, và đưa ra các biện pháp hữu hiệu để phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động. Đồng thời các nhà quản trị cũng áp dụng một hệ thống nội bộ tính điểm doanh thu cho bộ phận kinh doanh. Khi một giao dịch mua bán với đối tác thành công, bộ phận kinh doanh nhận được một số điểm doanh thu nhất định và đây là cơ sở để phân chia lợi nhuận nội bộ cũng như xác định lương thưởng cuối năm giữa các cán bộ.
Về cơ cấu tổ chức - nhân sự
phiếu được phân ra theo 03 bộ phận: kinh doanh (front office), kế hoạch&kiểm tra kiểm soát (middle office) và kế toán (back office). Bộ phận trực tiếp kinh doanh bao giờ cũng chiếm số đông nhất trên dưới 50% tổng số nhân viên, hầu hết là nhân viên có trình độ cao, có nghiệp vụ kinh doanh giỏi. Bộ phận kế toán kho quỹ thường chiếm từ 35% đến 40% tổng số nhân viên, làm các việc kế toán, thống kê, điện toán, thu phát tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, chứng khoán, chứng từ có giá, kho quỹ... Bộ phận kế hoạch kiểm tra chiếm khoảng từ 10% đến 15% tổng số nhân viên, ở đây gồm những nhân viên có trình độ cao về nghiệp vụ, kỹ thuật nghiên cứu, quản lý, kiểm tra.
Hầu hết các ngân hàng lớn tại Mỹ, như New York Bank, thường tuyển chọn và bố trí những nhân viên tinh thông kỹ thuật nghiệp vụ, am hiểu rộng các quan hệ kinh tế, nhạy bén với sự biến đổi của tình hình, năng nổ, tháo vát, dám nghĩ, dám làm, thận trọng và quyết đoán... gánh vác sự nghiệp này. New York Bank tuyển vào vị trí này không chỉ các nhân viên có trình độ ngân hàng mà còn có cả những nhân viên thuộc các lĩnh vực kinh tế, marketing...
Về công nghệ
Các NHTM Mỹ áp dụng các công nghệ hiện đại như sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin hiện đại như Bloomberg, Reuters để cập nhật thông tin và thực hiện giao dịch với đối tác, đồng thời sử dụng các phần mềm hiện đại giúp hoạt động kinh doanh nguồn vốn được chuyển tự động qua các bộ phận giao dịch trực tiếp (front office), kiểm soát rủi ro (middle office) và thanh quyết toán (back office), đồng thời tự động hóa các quy trình làm việc và thanh toán vốn nhờ đó mà giảm thiểu rủi ro hoạt động một cách đáng kể. Dữ liệu đầu vào từ front office được chuyển qua back office trong thời gian thực, được xác thực, đối chiếu, và xỷ lý. Các giao dịch được kiểm tra tự động bằng quy tắc được định trước. Nhiều loại tài sản được định giá nhanh chóng dựa trên giá trị hiện hành của thị trường. Ví dụ như công cụ phái sinh được định giá và định giá lại dựa trên một tập hợp phong phú các mô hình định giá. Các sản phẩm on-shore và off-shore cũng được định giá theo các điều kiện khác nhau của thị trường. Như vậy, hệ thống công nghệ giúp NHTM chỉ sử dụng 1 cơ sở dữ liệu thống nhất làm tăng tính chính xác và mức độ tin cậy
của quá trình định giá để các bộ phận front-office, middle-office, và back-office đều sử dụng các số liệu đánh giá giống nhau mà không mất nhiều thời gian và công sức.
Vềđa dạng hóa sản phẩm, nghiệp vụ thực hiện
Ngoài các sản phẩm, nghiệp vụ truyền thống, hệ thống NHTM Mỹ còn thực hiện giao dịch thường xuyên các sản phẩm, nghiệp vụ cao cấp khác với các đối tác của mình. Cụ thể:
- Hợp đồng repo linh hoạt (Flex repo): là một loại repo mà hai bên ký kết hợp đồng khung trong thời hạn dài (vài năm), cho phép bên mua (cho vay) có quyền yêu cầu thu hồi vốn vay một cách linh hoạt trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
- Hợp đồng repo 3 bên (Triparty Repo): Trong thời kỳ đầu của quá trình phát triển nghiệp vụ repo, bên đi vay thường nắm giữ trái phiếu cầm cố cho bên cho vay trong quá trình hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, điều này làm tăng rủi ro tín dụng đối với bên cho vay. Để khắc phục nhược điểm này, vai trò của một bên thứ ba độc lập ra đời hình thành mô hình hợp đồng repo 3 bên. Bên thứ 3 với vai trò lưu ký, thanh toán trái phiếu có trách nhiệm quản lý giao dịch, bao gồm phân bổ, định giá tài sản và thực hiện thay thế tài sản cầm cố. Một lý do khiến mô hình repo 3 bên phát triển là quyết định của Cục dự trữ Liên bang Mỹ vào năm 1994 quy định việc áp dụng phí phạt đối với các khoản thấu chi trong ngày đối với các ngân hàng thanh toán thông qua Fedwire. Các khoản phí này phát sinh do việc tất toán hợp đồng repo trực tiếp giữa các đối tác. Để tránh các khoản phí này, các ngân hàng dần từ bỏ phương thức thanh toán trực tiếp cho nhau mà thông qua mô hình repo 3 bên.
- Phương thức giao dịch trước khi phát hành (When issued): Đối với trái phiếu nói riêng và chứng khoán nợ nói chung của Chính phủ Mỹ, các giao dịch mua bán có thể thực hiện ngay khi có thông báo về đợt phát hành mà không cần đợi đến khi trái phiếu chính thức phát hành, và ngừng khi trái phiếu chính thức phát hành. Về bản chất, đây là hợp đồng mua bán có kỳ hạn được thanh toán vào ngày trái phiếu chính thức phát hành. Từ ngày thông báo đến ngày chính thức phát hành, báo giá giao dịch được thực hiện thông qua tỷ lệ lợi suất (tương tự như đấu thầu) do lãi suất Coupon chưa được xác định. Các NHTM giao dịch theo phương thức này tạo ra các trạng thái sản phẩm (trường hoặc đoản) và điều này ảnh hưởng cách thức họ
tham gia đấu thầu. NHTM bán trái phiếu theo phương thức này sẽ có “trạng thái đoản” nên sẽ tham gia đầu thầu để cân bằng trạng thái đầu tư kinh doanh của mình.
Về quản trị rủi ro
Nhằm nâng cao quản trị rủi ro trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh trái phiếu, các NHTM Mỹ thường xuyên thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ đủ mạnh để hạn chế các rủi ro có thể phát sinh. Việc thiếp lập một hệ thống kiểm soát rủi ro như vậy được thể hiện trên một số nội dung cơ bản sau:
- Lập ra các hạn mức phù hợp cho từng loại rủi ro, từng dòng sản phẩm, từng sản phẩm, từng bộ phận kinh doanh và từng cán bộ giao dịch. Các hạn mức bao gồm: Hạn mức giao dịch với đối tác hoặc nhà phát hành trái phiếu; Hạn mức ngắt lỗ (stop loss); Hạn mức đầu tư (Hạn mức trạng thái).
- Sử dụng các mô hình toán thống kê để xây dựng các công cụ để đo lường rủi ro (sự biến động giá) của từng trái phiếu nói riêng và của danh mục đầu tư kinh doanh trái phiếu mà Ngân hàng nắm giữ nói chung khi có sự thay đổi của lãi suất. Các công cụ phổ biến bao gồm: Thời gian đáo hạn bình quân (Duration); Độ lồi (Convexity); Price Value of a Basic Point (DV01 hay PVBP); VaR (Value at Risk).
-Áp dụng các phân tích tình huống (scenario analysis) và phân tích thử nghiệm căng thẳng (stress test) nhằm giúp ngân hàng biết được mức độ rủi ro trong các điều kiện bất thường của thị trường
-Xây dựng hệ thống văn hóa doanh nghiệp đề cao tính chuyên nghiệp và tính chính trực nhằm hạn chế rủi ro hoạt động trong quá trình thực hiện.