- Bảy là, các ngân hàng cũng tăng cường công tác tự kiểm tra phát hiện sai sót, có biện pháp sửa chữa kịp thời, từng bước nâng cao chất lượng nghiệp vụ và
TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 3.1.1 Đối với nền kinh tế Việt Nam
3.1.1. Đối với nền kinh tế Việt Nam
Nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam, Ngân hàng ANZ đã đưa ra dự báo, tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2015 và 2016 có thể đạt 6,5%. Bên cạnh việc nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam, Ngân hàng ANZ cũng hạ dự báo về tỷ lệ lạm phát của Việt Nam duy trì ở mức 2,6% và tăng lên 3,8% vào năm 2016 [2]. Ngoài ra, Ngân hàng thế giới (World Bank) vừa công bố báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu dự báo tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới trong năm 2015 và 2 năm tới, trong đó có kinh tế Việt Nam. Theo đó, tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo sẽ ở mức 6% trong năm 2015, tăng dần dần và lên mức 6,5% trong năm 2017 nhờ các khu vực sản xuất, xuất khẩu và đầu tư nước ngoài có diễn biến thuận lợi [39].
Bảng 3.1: Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của một số quốc gia Châu Á trong giai đoạn 2015 - 2017
Tên Quốc gia 2015 (Dự kiến) 2016 (Dự kiến) 2017 (Dự kiến) Campuchia 6.9% 6.9% 6.8% Trung Quốc 7.1% 7.0% 6.9% Indonesia 4.7% 5.5% 5.5% Thái Lan 3.5% 4.0% 4.0% Việt Nam 6.0% 6.2% 6.5%
Nguồn: Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu – WorldBank (2015)
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, với những diễn biến kinh tế vĩ mô trong thời gian qua cho thấy, nền kinh tế vẫn chưa thực sự có những thay đổi căn bản về nền tảng tăng trưởng, tiến trình tái cơ cấu trong ba lĩnh vực đầu tư công,
doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng thương mại chưa có tiến triển đáng kể. Trong thời gian tới nền kinh tế Việt Nam dự kiến tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do yếu kém của bản thân nền kinh tế trong nước chưa được khắc phục hoàn toàn, đồng thời do kinh tế toàn cầu mới phục hồi và có nhiều biến động gây tác động xấu tới thị trường trong nước như nguy cơ giá xăng dầu, giá đồng USD tăng cao, giá vàng tăng giảm bất thường, xuất khẩu không ổn định. Điều này có thể dẫn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trên cơ sở đó làm tăng tỷ lệ nợ xấu trong NHTM và làm tỷ lệ tăng trưởng tín dụng khó đạt được kế hoạch đề ra.
Hơn nữa, quá trình xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng chưa thực sự có bước đột phá hữu hiệu. Mặc dù NHNN đã tăng cường chỉ đạo và triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu với việc ban hành chỉ thị 02 ngày 27/01/2015 yêu cầu giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới mức quy định với từng mốc thời gian cụ thể, đồng thời áp dụng cách phân loại nợ xấu mới khắt khe hơn (thay cho Quyết định 780 về cơ cấu nợ), nhưng nợ xấu vẫn chỉ chủ yếu được xử lý bằng cách “gom” về VAMC. Cách xử lý như vậy chỉ giúp làm đẹp tỷ lệ nợ xấu trên sổ sách của các ngân hàng thương mại, còn về thực chất nợ xấu ngân hàng vẫn là vấn đề nan giải và vẫn còn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tăng trưởng tín dụng và tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng trong thời gian tới.