- Thời gian đáo hạn bình quân (Duration): là hệ số đo thời gian đáo hạn bình
2.2.1.3. Điều kiện về vốn và chất lượng hoạt động ngân hàng
Hệ thống NHTM Việt Nam đã trải qua 03 lần thay đổi quy định về vốn điều lệ qua việc ban hành Quyết định 67/QĐ-NH5 (ngày 27/03/1996), Nghị định 82/1998/NĐ-CP (ngày 03/10/1998), và Nghị định 141/2006/NĐ-CP (ngày 22/11/2006). Tính đến thời điểm Quý III/2013, tất cả các NHTM đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vốn điều lệ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu so sánh Vietinbank giữ vị trí thứ nhất với số vốn điều lệ (trị giá 32.661 tỷ VND) tại Việt Nam với các NHTM tại các quốc gia trong khu vực thì có thể thấy rõ quy mô nhỏ bé của hệ thống NHTM Việt Nam.
Bên cạnh đó, quá trình tái cơ cấu đã phần nào giúp cho hệ thống ngân hàng nâng cao chất lượng hoạt động và năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số ngân hàng còn yếu kém, quy mô nhỏ, vốn điều lệ thấp, nợ xấu cao. Trong giai đoạn 2011-2012, một số NHTM yếu kém hoặc một số NHTM sau khi hợp nhất, sáp nhập đã giải quyết được thanh khoản trên thị trường tiền gửi dân cư, nhưng chưa thể xử lý dứt điểm nợ trên thị trường liên ngân hàng. Lý do, NHNN chỉ tái cấp vốn giúp các ngân hàng này giải quyết chi trả tiền gửi cho dân, đảm bảo không đổ vỡ, chứ không giúp giải quyết nợ nần giữa các NHTM với nhau. Như vậy, theo quy định của NHNN, các NHTM này không đủ điều kiện để thực hiện nghiệp vụ mua bán trái phiếu có kỳ hạn (tại thời điểm đó thông tư 21/2012/TT-NHNN quy định các NHTM không được có các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác..). Các NHTM này đang tiếp tục tái cơ cấu hoặc sát nhập để giúp tăng quy mô, mạng lưới, tiết giảm chi phí và nâng cao năng lực quản trị, giúp ngân hàng sau sáp nhập trở thành những ngân hàng lớn mạnh và trút được nợ xấu.
Tuy nhiên, nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, ngày 20/8/2010, NHNN đã ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN thay thế Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Một trong những thay đổi đáng chú ý trong Thông tư 13 là tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 8% lên 9%. Trong thời gian vừa qua có những thời điểm một số NHTM không đảm bảo tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu (CAR). Chẳng hạn Agribank, giai đoạn trước năm 2011, tỉ lệ CAR < 8%, nghĩa là chưa đạt yêu cầu. Tại một số thời điểm trong năm 2013, tỷ lệ CAR của ngân hàng này cũng thấp hơn quy định (9%).
Bảng 2.6: Thực trạng tỉ lệ an toàn vốn của Agribank thấp hơn so với quy định tại một số thời điểm giai đoạn 2009 - 2014
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 T10/2013 T11/2013 T09/2014
Tỷ lệ CAR theo quy định ≥ 8 ≥ 8 ≥ 8 ≥ 9 ≥ 9 ≥ 9
Tỉ lệ an toàn vốn của
AGRIBANK (%) 5.44% 6.7% 7.9% 8.69% 8.64% 8.6%
Nguồn: Báo cáo thường niên và báo cáo hđkd Agribank Việt Nam 2008 – 2014.
Hoặc theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về tình hình hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính, ngân hàng trong năm 2010, Ngân hàng Vietcombank nhiều tháng không đạt mức tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo quy định của NHNN.
Bảng 2.7: Thực trạng tỉ lệ an toàn vốn của Vietcombank thấp hơn so với quy định tại một số thời điểm năm 2010