Giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước, tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong cơ cấu sở hữu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 148 - 149)

- Bảy là, các ngân hàng cũng tăng cường công tác tự kiểm tra phát hiện sai sót, có biện pháp sửa chữa kịp thời, từng bước nâng cao chất lượng nghiệp vụ và

3.3.2.1. Giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước, tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong cơ cấu sở hữu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

sở hữu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Việc cải cách các NHTM Việt Nam được đánh giá là điều kiện quan trọng để tạo ra một hệ thống tài chính ngân hàng mạnh với sân chơi bình đẳng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc cải cách các ngân hàng này cần phải thực hiện như thế nào để đạt được mục tiêu và giảm thiểu những tác động tiêu cực một cách tối đa.

Để đẩy nhanh và đảm bảo hiệu quả của việc cổ phần hóa các NHTM hiện nay là tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tham gia của nước ngoài có thể giúp phát triển một hệ thống tài chính

mạnh và hiệu quả hơn (Claessens and Jansen 2000; IMF 2000). Việc tham gia của các ngân hàng nước ngoài sẽ thúc đẩy quá trình cải cách các NHTM thuộc sở hữu Nhà nước (Jenny & Bob 2005) [7].

Hiện nay căn cứ nội dung Nghị quyết số 15/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại DN đã nêu rõ: đối với các NHTMCP Nhà nước sẽ duy trì tỷ lệ sở hữu ở mức không thấp hơn 65% vốn điều lệ. Mặt khác,theo Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 18/6/2014 có quy định tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước đối với các NHTM cổ phần nhà nước sẽ từ 65% đến 75% tổng số cổ phần tại các ngân hàng, tổ chức tài chính. Bên cạnh đó, quy định hiện nay cũng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của các NHTM Việt Nam nói chung với tỷ lệ lớn hơn mức trần 30% vốn điều lệ của một NHTM. Trên cơ sở đó, các NHTM cần giảm tỷ trọng sở hữu của Nhà nước, đồng thời tăng tỷ trọng sở hữu nước ngoài trong cơ cấu sở hữu ngân hàng. Hay nói cách khác, trong quá trình hội nhập, các cam kết diễn ra mạnh mẽ, nhiều hơn, ở mức cao hơn, đòi hỏi các NHTM cần có những điều chỉnh sao cho phù hợp với cam kết hội nhập quốc tế cũng như tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và tăng tính tự chủ hơn nữa của doanh nghiệp trên cơ sở giảm dần tỷ trọng sở hữu nhà nước, tăng dần tỷ trọng sở hữu nước ngoài. Cụ thể, các giải pháp đưa ra như sau:

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 148 - 149)